Trang đứng thứ 2 và Đức đứng thứ 3, từ phải sang trái.

Dương Thu Trang  (SN 2005) là người dân tộc H'Mông ở Xã Thiêng Luông (Bắc Mê, tỉnh Hà Giang), còn Nguyễn Minh Đức (SN 2005) là người ở Thị trấn Cát Bà (Cát Hải, TP Hải Phòng).

Chia sẻ với VietNamNet, 2 học sinh cho biết quá trình học tập trên lớp đã khơi gợi niềm yêu thích nghiên cứu khoa học.

“Tại trường, chúng em được tiếp cận với mô hình giáo dục STEM và cảm thấy rất phù hợp với sở thích. Em cũng có một số ý tưởng ấp ủ từ lâu và đã mạnh dạn trình bày với cô Mai - giáo viên bộ môn Sinh, được cô động viên nghiên cứu dự án và tham gia ở cấp trường” - Trang nói. 

Thêm vào đó, ngày hội STEM tại trường giúp 2 bạn có cơ hội được trình bày các ý tưởng, sản phẩm và tham khảo các ý tưởng nghiên cứu khác của các anh chị, bạn bè trong trường.

Về dự án “Tháp cho cá ăn tự động”, Đức chia sẻ rằng ý tưởng bắt nguồn từ “chuyện miền biển” nơi em sinh ra tại thị trấn Cát Bà (Hải Phòng).

“Qua quan sát quá trình làm việc của bà con nông dân trong việc nuôi thủy hải sản, em thấy mọi người gặp rất nhiều khó khăn như việc vẫn sử dụng phương pháp thủ công trong việc cho cá ăn gây tiêu tốn sức lao động, thời gian, chưa đem lại được hiệu quả cao. Ngoài ra, việc giám sát các chỉ số của nước bà con chỉ sử dụng kinh nghiệm; chăn nuôi chưa áp dụng các công nghệ cao, cho nên các chỉ số đo có thể chưa được chính xác và chưa đem lại tính liên tục, kịp thời” - Đức nói.

Thiết kế của tháp khá đơn giản với vật liệu là bình nhựa, nhôm và thiết bị đo nồng độ

Tháp được điều khiển qua trang web để tự động di chuyển và chia thức ăn. Trang web được lập trình qua note JS sử dụng ngôn ngữ HTML và được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ vài thao tác đơn giản trên phần mềm người dùng có thể cho cá ăn và đặt giờ tự động.

Sản phẩm đã được đưa đến cho người nông dân thử nghiệm và nhận được phản hồi tốt. 

Cho rằng ý tưởng không hoàn toàn mới nhưng 2 học sinh mong muốn dự án sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn của người dân nuôi trồng thủy sản đang mắc phải, đem lại hiệu quả cao nhờ sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ. Đồng thời, có thể giải quyết được những hạn chế của các dòng máy đã có trên thị trường.

Để cho ra sản phẩm, Đức và Trang đã mất tới 11 tháng. Các em cho rằng gặp khó khăn lớn vì dự án có những kiến thức vượt qua giới hạn hiểu biết và việc xin chi phí đầu tư. Thời điểm chuẩn bị cũng là khoảng thời gian dịch bệnh Covid - 19 diễn ra phức tạp, đôi bạn không thể đi thực nghiệm nhiều hơn để đánh giá thiết bị trong những điều kiện khác nhau.

“Thầy cô đã hướng dẫn chúng em xây dựng kế hoạch, xây dựng quy trình nghiên cứu, cung cấp cho chúng em các tài liệu cần thiết, định hướng tìm câu trả lời khi thực hiện chúng em vướng mắc. Thầy cô cũng liên hệ giúp các cơ sở chăn nuôi tạo điều kiện để chúng em được thực nghiệm sản phẩm” - đôi bạn chia sẻ.

Trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên năm học 2021 - 2022 vừa qua, nhóm nhận được lời khen từ ban giám khảo và giành được giải Nhất. Ngoài ra, nhóm cũng thu về nhiều nhận xét, góp ý để hoàn thiện sản phẩm, đăng kí sở hữu trí tuệ với cơ quan chức năng.

“Chúng em mong muốn một ngày không xa sẽ thấy sản phẩm của chúng em được sử dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi” - Trang và Đức chia sẻ.

Hai em dự định phát triển thêm nhiều cảm biến, tích hợp thêm các hệ thống và phát triển phần mềm ứng dụng giúp người dân sử dụng dễ dàng hơn. 

Cả hai đều dự định theo đuổi lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong thời gian tới. Đức mong muốn theo đuổi ngành Robot và trí tuệ nhân tạo trong khi Trang muốn theo đuổi ngành chế tạo cơ khí và nghiên cứu chế tạo tên lửa.

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 42 km về phía Tây, Trường Hữu Nghị 80 được thành lập từ năm 1980. 

Đây là trường chuyên biệt, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo với 2 nhóm nhiệm vụ chính là: thực hiện chính sách đối ngoại và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

 Cụ thể là, đào tạo Tiếng việt dự bị cho lưu học sinh Lào, lưu học sinh Campuchia sang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam và hoạt động như một trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) cấp THPT cho học sinh dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc và hải đảo.

Vài năm trở lại đây, nhà trường đã mở rộng cho các giáo viên một số tỉnh của Lào sang học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

Ngọc Linh

Sáng chế 100 nghìn đồng của học trò Hà Tĩnh giúp thầy cô đỡ vất vả

Sáng chế 100 nghìn đồng của học trò Hà Tĩnh giúp thầy cô đỡ vất vả

Thấy thầy cô vất vả với khâu chụp ảnh bài thi để chấm trắc nghiệm, nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lên ý tưởng chế tạo Giá chấm trắc nghiệm bán tự động. Sản phẩm được các giáo viên đánh giá cao về hiệu quả.

Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu của cậu học trò tỉnh lẻ

Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu của cậu học trò tỉnh lẻ

Khởi nguồn từ cửa hàng sửa chữa xe máy của bố mẹ, cậu học trò Trần Viết Lân (Phú Yên) trở nên nổi tiếng đam mê khoa học ở tỉnh Phú Yên với hàng loạt giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia từ năm học lớp 8.

Sinh viên chế robot tự hành nói tiếng Việt với giá bất ngờ

Sinh viên chế robot tự hành nói tiếng Việt với giá bất ngờ

Sản phẩm robot tự hành thông minh được nhóm thầy trò khoa Cơ khí (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ trong các lĩnh vực dịch vụ, y tế, trợ lý ảo giúp việc nhà, thậm chí là cứu hộ.