Hơn 4 thập kỷ sau khi bắt đầu nghiên cứu về trọng lực, giáo sư Abhay Ashtekar được nhận giải thưởng Einstein danh giá do Hiệp hội Vật lý Mỹ (APS) trao tặng.

{keywords}
Giáo sư Abhay Ashtekar nhận giải thưởng Einstein 2018 do Hiệp hội Vật lý Mỹ trao tặng

Giải thưởng trị giá 10.000 USD này dự kiến sẽ được công bố vào ngày 23/10. Ban tổ chức giải thưởng cho biết, giáo sư Ashtekar được chọn trao giải nhờ những đóng góp có ảnh hưởng với thuyết tương đối tổng quát, trong đó có cả vấn đề hố đen, trọng lực lượng tử quy chuẩn và vũ trụ học lượng tử”.

Ông Ashtekar hiện đang là giáo sư Vật lý, giám đốc Viện Trọng lực và Vũ trụ thuộc ĐH bang Pennsylvania.

“Giải thưởng này rất đặc biệt bởi vì đó là vinh dự cao nhất được trao tặng bởi APS trong lĩnh vực rất rộng là khoa học trọng lực. Giải thưởng Einstein đầu tiên được trao tặng cho Pêtr Bergmann và John Wheeler, người đã giới thiệu thuyết tương đối tổng quát tới các trường đại học Mỹ bằng cách tạo các nhóm nghiên cứu. Tôi rất vinh hạnh khi biết tin này” – giáo sư Ashtekar chia sẻ.

Niềm đam mê khoa học vật lý của ông bắt đầu nhen nhóm khi ông học trung học ở Ấn Độ.

“Lúc đầu, tôi chỉ biết đến văn chương viết bằng tiếng Marathi. Đó là ngôn ngữ mẹ đẻ và cũng là ngôn ngữ duy nhất mà tôi tiếp nhận tri thức cho đến năm 11 tuổi. Sau đó, tôi được tiếp xúc với văn học Hindi và văn học Anh. Tôi nhận ra rằng văn chương có sự gắn bó sâu sắc đến nhường nào với nền văn hoá. Thứ được coi là tuyệt vời ở một ngôn ngữ hay một bối cảnh có thể là tầm thường ở một ngôn ngữ khác. Cùng lúc đó, tôi học về định luật của Newton và tính phổ quát của lực hấp dẫn – thứ đã làm quả táo rơi xuống đất và cũng là thứ khiến Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Bản thân điều đó đã thực sự là điều kỳ diệu” – ông chia sẻ.

Điều mà ông thấy ấn tượng nhất là không giống như nghệ thuật và văn học – những thứ gắn liền với các điều kiện mang tính con người, định luật của Newton vượt xa cả hai thứ đó.

“Thứ gây ấn tượng với tôi nữa là định luật Newton đều được dạy và ngưỡng mộ ở cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây”.

“Sau đó, vào đại học, tôi chọn vật lý cơ bản như một cách sâu sắc nhất và tinh khiết nhất để theo đuổi những hiểu biết về tự nhiên. Sau đại học, tôi chọn nghiên cứu về thuyết tương đối tổng quát, vũ trụ học và vật lý lượng tử. Bởi vì đó là nơi mà những câu hỏi cơ bản nhất về không gian, thời gian và bản chất của vũ trụ được thảo luận”.

Trong suốt quá trình đó, ông cũng nhận ra rằng mặc dù trong 4 lực chính của tự nhiên thì trọng lực là yếu nhất, nhưng nó rất quan trọng với cách mà vũ trụ hình thành và tồn tại.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ vào năm 1974 ở ĐH Chicago, giáo sư Ashtekar nắm giữ những vị trí quan trọng ở Pháp, Canada và Ấn Độ.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, ông nói rằng khoa học hiện tại đang trong “kỷ nguyên vàng của trọng lực”. “Cho tới khoảng giữa những năm 60, thuyết tương đối tổng quát vẫn còn bị cô lập trong khoa học chính thống – một lý thuyết đơn sơ, đẹp đẽ và được ngưỡng mộ từ xa”.

“Thông qua vụ nổ lớn, hố đen và sóng hấp dẫn, chúng tôi nhận ra rằng vũ trụ không phải là nơi bình lặng giống như các nhà thiên văn học đã tin tưởng trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20”.

Khi được hỏi rằng liệu các nhà vật lý ở Ấn Độ có thể thực hiện những nghiên cứu đẳng cấp thế giới hay không, giáo sư Ashtekar trả lời: “Có những nhà vật lý cực kỳ tài năng ở Ấn Độ - những người đang có những đóng góp quan trọng cho những lĩnh vực mà tôi biết”.

“Tuy nhiên, đồng nghiệp của tôi trong các lĩnh vực khác của vật lý cũng nói với tôi rằng có nhiều nghiên cứu tốt nhưng chưa đủ tuyệt vời để được đăng ở những tờ tạp chí danh tiếng nhất” – ông nói.

Nguyễn Thảo (Theo The Pioneer)

Nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa HN giành giải thưởng tại hội nghị quốc tế về ô tô điện

Nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa HN giành giải thưởng tại hội nghị quốc tế về ô tô điện

Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả giảng viên Võ Duy Thành và PGS. TS. Tạ Cao Minh vừa được trao Giải thưởng Bài báo xuất sắc nhất.

Điều đặc biệt về giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức

Điều đặc biệt về giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức

Giáo sư Peter Scholze(30 tuổi )đến từ nước Đức vừa giành giải thưởng Fields tại Đại hội toán học quốc tế. Anh cũng trở thành một trong những người đoạt huy chương trẻ nhất thế giới từ trước đến nay

3 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018

3 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách các nhà khoa học được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

Người phụ nữ Việt Nam giành giải thưởng môi trường hàng đầu thế giới

Người phụ nữ Việt Nam giành giải thưởng môi trường hàng đầu thế giới

Ngụy Thị Khanh là một trong 6 người nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2018 nhờ những đóng góp của mình trong lĩnh vực tìm giải pháp cho năng lượng tái tạo và bền vững.

Giải thưởng Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh

Giải thưởng Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh

Tối ngày 24.3, lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI được tổ chức tại TP.HCM. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tôn vinh là Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại..