“Công việc của tôi là khiến cho mọi người thoải mái bằng phương pháp khóc. Trong khoảng thời gian làm công việc này, tôi đã giúp 50.000 người có thể giải tỏa bằng nước mắt – anh Hidefumi Yoshida cho biết.
Phương pháp của anh Hidefumi Yoshida là sử dụng những bộ phim, những cuốn sách của trẻ em và những lá thư để khiến mọi người rơi lệ. Anh cũng lựa chọn những bộ phim với các chủ đề khác nhau như tâm lý gia đình, động vật, hoặc thiên nhiên.
Lợi ích lớn nhất mà phương pháp “đi tìm nước mắt” này mang lại chính là giảm áp lực.
“Tôi nghĩ trước đây, người Nhật Bản thường có thể khóc rất dễ dàng. Những tác phẩm văn học kinh điển chất chứa rất nhiều những chất liệu có thể gây khóc. Nhưng trong xã hội ngày nay, người Nhật Bản rất khó thể khóc. Rất nhiều người chọn cách đè nén để không rơi nước mắt.
Khi còn nhỏ, người lớn vẫn dạy chúng ta không được khóc. Kết quả, chúng ta lớn lên và học được cách khép mình lại.
Điều đó khiến cho một số người trong chúng ta mệt mỏi và lâu ngày tích tụ thành áp lực, căng thẳng. Một số học sinh của tôi có xu hướng tự phủ nhận mình và một số khác gặp khó khăn trong cuộc sống” – anh Hidefumi Yoshida nhận định.
Một học viên cho rằng: “Tôi không chắc mình có thể thực sự khóc được không nữa. Tôi đã rất bất ngờ khi nhận thấy bản thân mình có nhiều cảm xúc và đã bật khóc khi bị tổn thương. Sau đó, tôi cảm thấy thoải mái như vừa gột sạch mọi thứ”.
“Với những cảm xúc mà chúng ta cảm nhận được, khóc sẽ tiết lộ con người thật sự của bạn. Tôi muốn họ nhìn nhận vào chính con người thật của mình. Tôi nghĩ những lớp học “đi tìm nước mắt” giúp chúng ta sống tốt hơn”.
Theo BBC Reel
‘Lớp học Einstein’ làm nên điều bất ngờ ở trường học Trung Quốc
Một nhóm giáo viên ở Trường THCS Hội Sư (huyện Hội Ninh, Cam Túc, Trung Quốc) từng đặt ra câu hỏi: “Liệu họ có thể đào tạo được thiên tài giống Albert Einstein hay không” khi bắt đầu cải cách giáo dục nơi đây bằng âm nhạc.