Tuy nhiên, hơn 332,3 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục, tương đương tỷ lệ khỏi bệnh trên 80,6%.

{keywords}
Nhân viên y tế tiêm phòng Covid-19 cho người dân ở Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo báo New York Times, số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày trên thế giới đang có chiều hướng giảm, sau khi số ca bệnh tăng vọt hồi tháng 1, trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. Song, số ca tử vong trên toàn cầu đang tăng trở lại, khiến các chuyên gia y tế cảnh báo các chính phủ thận trọng khi dỡ bỏ những biện pháp hạn chế phòng chống dịch.

Cho đến nay, hơn 4,86 tỷ người, tương đương khoảng 63,3% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin. Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng, với 96% dân số hoàn thành các mũi vắc xin cơ bản và 46% được tiêm mũi tăng cường.

Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 79,3 triệu ca mắc, 943.314 bệnh nhân không qua khỏi. Khoảng 64% người dân ở xứ sở cờ hoa đã hoàn thành tiêm chủng và 27% được tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Loạt quan chức Malaysia bị phạt vì vi phạm quy định phòng chống Covid-19

Trong một thông điệp đăng tải trên Twitter chiều 13/2, Bộ trưởng Y tế Malaysia thông báo đã chỉ đạo cấp dưới ra quyết định xử phạt đối với một loạt quan chức tham dự một sự kiện chính trị gần đây, vi phạm các quy định phòng chống dịch do chính phủ ban hành.

Trong số những quan chức bị phạt có Bộ trưởng cấp cao Hishammuddin Hussein, quyền thủ hiến bang Johor Hasni Mohammad, Chủ tịch đảng MIC Vigneswaran Sanasee cùng nhiều chính khách chủ chốt khác và các nhà tổ chức sự kiện.

Khairy Jamaluddin, lãnh dạo Bộ Y tế giải thích, quyết định xử phạt căn cứ vào Đạo luật phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm của Malaysia, còn gọi là Đạo luật 342.

Động thái diễn ra sau khi hãng tin MalaysiaGazette cho đăng tải một đoạn video ghi hình đông đảo các quan chức đến dự lễ ra mắt MIC Johor Brigade tại bang Johor vào chiều 13/2 mà không đảm bảo giãn cách theo quy định.

Singapore đối mặt nguy cơ tăng mạnh ca mắc mới

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cảnh báo, số ca mắc Covid-19 ở nước này có thể lên tới 15.000 - 20.000 ca/ngày do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Song, ông Ong nói xu hướng gia tăng này hoàn toàn nằm trong dự đoán.

Ông Ong lưu ý: "Tỉ lệ bệnh nhân phải thở máy không thay đổi, vẫn là 0,3%. Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị tích cực (ICU) hoặc tử vong khoảng 0,05%. Những con số này vẫn thấp hơn so với đợt bùng phát do biến thể Delta, vì vậy hệ thống y tế vẫn đứng vững".

Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết thêm, nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện có triệu chứng nhẹ hoặc vừa.

Kể từ đầu dịch đến nay, đảo quốc sư tử ghi nhận gần 470.000 ca mắc, bao gồm 897 trường hợp tử vong. 85% dân số toàn quốc đã hoàn thành các mũi vắc xin cơ bản và 57% được tiêm mũi tăng cường.

Na Uy dỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng dịch

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere thông báo sẽ dỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng chống dịch hiện hành vì Covid-19 không còn được coi là một mối đe dọa lớn ở quốc gia Bắc Âu này.

Giải thích về quyết định, ông Stoere cho hay, người dân Na Uy hiện đã có sự bảo vệ mạnh mẽ từ việc tiêm vắc xin và tỉ lệ nhập viện vẫn duy trì ở mức thấp dù biến thể Omicron đang lây lan.

Tuấn Anh

>>> Đọc tin tức thế giới trên Vietnamnet

Giới khoa học Anh cảnh báo biến thể mới nguy hiểm hơn Omicron

Giới khoa học Anh cảnh báo biến thể mới nguy hiểm hơn Omicron

Các nhà khoa học hàng đầu nước Anh đã cảnh báo về sự xuất hiện của một biến thể mới, nguy hiểm hơn Omicron trong tương lai, giữa lúc nhiều nước đang dần nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19.

Thái tử Anh tái mắc Covid-19, Phnom Penh siết kiểm soát dịch

Thái tử Anh tái mắc Covid-19, Phnom Penh siết kiểm soát dịch

Văn phòng của Thái tử Charles thông báo ông vừa có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, đánh dấu lần thứ hai người thừa kế ngai vàng nước Anh mắc căn bệnh này.