Đã 10 năm trôi qua kể từ khi 19 tên khủng bố cướp máy bay tấn công các địa điểm nổi tiếng của nước Mỹ. Sự kiện kinh hoàng này đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử hiện đại. Thập niên sau đó được ghi dấu bởi chiến tranh, và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc bên trong và giữa gần như tất cả các quốc gia trên hành tinh này.
BÀI LIÊN QUAN:
Obama và Bush bên nhau kỷ niệm 11/9
Giật mình 'lời sấm truyền' của Vanga về 11/9
Người đàn ông có thể chặn vụ 11/9 tới 2 lần
6 câu hỏi chưa có lời giải đáp về vụ 11/9
Số phận những kẻ đứng sau vụ 11/9
Tưởng niệm 10 năm vụ 11/9 diễn ra khắp TG
Cha một nạn nhân vụ 11/9 cầu nguyện tại một lễ tưởng niệm 10 năm sự kiện kinh hoàng này ở Mỹ. |
Cuốn "Các chi phí Chiến tranh" của Viện Watson về
Các nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Brown, ước tính chi phí cuối cùng của các
cuộc chiến do Mỹ phát động và dẫn đầu vào khoảng 3,7-4,4 nghìn tỷ USD. Số này
bao gồm chi phí cho chính các cuộc chiến, các nghĩa vụ lâu dài đối với cựu chiến
binh và thanh toán nợ nần do Mỹ thà chịu thâm hụt tài chính còn hơn đánh thuế để
chi trả cho chiến tranh.
Các chi phí này chỉ áp dụng đối với nước Mỹ - không nước nào khác tỏ ra muốn
thống kê thiệt hại kinh tế đối với mình.
Thiệt hại về tài chính sau loạt vụ tấn công 11/9 được cho là vào khoảng 50-100
tỷ USD. Cả ước tính này và những con số trong "Các chi phí Chiến tranh" đều chưa
bao gồm vô số khoản phát sinh từ các biện pháp an ninh mới như an ninh sân bay,
an toàn chuỗi cung cấp hoặc chi phí khó tính dành cho việc đóng cửa các biên
giới đối với những người đi lại.
Chẳng hạn, làm sao một nước có thể tính được sự mất mát về chất xám và sức sáng
tạo do những khó khăn mới của việc xin visa?
Những con số kể trên cũng chưa bao gồm sự thiệt hại về nhân mạng. Hơn 3.000
người đến từ 50 quốc gia đã chết vào ngày 11/9. Kể từ đó, khoảng 224.000 người
đến 258.000 người đã bỏ mạng vì các cuộc chiến liên quan, trong đó có 125.000
dân thường ở Iraq.
Hàng nghìn người khác cũng tử vong vì những hậu quả gián tiếp của chiến tranh -
mất nguồn nước sạch, mất chăm sóc y tế và dinh dưỡng. Đó là chưa kể khoảng
365.000 người khác nữa bị thương và 7,8 triệu người phải di dời.
Mặc dù các chi phí nêu trên khiến người ta choáng váng nhưng có lẽ chúng chưa
phải là quan trọng nhất. Người Mỹ hối tiếc trước sự thiệt hại đối với sức mạnh
và uy tín của nước này.
Tổng thống George W. Bush đã đưa ra lời cảnh báo nổi tiếng rằng, những đất nước
này "hoặc là dành cho chúng ta, hoặc là dành cho bọn khủng bố". Siêu cường số 1
thế giới đã trở nên yếu đi một thập niên sau đó, bởi chính các hành động của
mình hơn là do bất cứ một điều gì khác xảy đến với họ.
Phải viện đến các biện pháp như tra tấn đã làm suy yếu uy quyền và tín nhiệm của
nước Mỹ. Và thật đáng buồn, xu hướng này mang tính toàn cầu. Có quá nhiều chính
phủ đã nhắm mắt làm ngơ - hoặc tệ hơn, theo đuổi một cách tích cực - sự xói mòn
của tự do cá nhân nhân danh tăng cường an ninh.
Và như một biện pháp đáng buồn của hiện tượng này, một nghiên cứu mới đây ước
tính ít nhất 35.000 người trên toàn thế giới đã bị kết tội như những tên khủng
bố kể từ ngày 11/9 và 120.000 người bị bắt như khủng bố. Trong khi đó, tội ác
thực sự của nhiều trong số những cá nhân này đơn thuần chỉ là biểu tình hoặc
phản đối chính phủ của họ.
Đây có thể là tác động nguy hại nhất của sự kiện 11/9 - văn hóa sợ hãi, mất lòng
tin và hồ nghi đang chi phối thế giới. Trong thời đại của toàn cầu hóa và phụ
thuộc lẫn nhau, tính đa dạng là không thể tránh khỏi và quả thực có thể là yếu
tố cần thiết cho thành công.
Sự khoan dung cần được đẩy mạnh; nhưng thay vào đó, những chia rẽ giữa các nước
và các nền văn minh lại ngày càng trầm trọng.
Một trong những chia rẽ sâu sắc nhất là giữa Hồi giáo và phương Tây. Hồi giáo
không độc quyền về chủ nghĩa cực đoan, nhưng sau vụ 11/9, một sự thù hằn nảy
sinh đã phá vỡ các mối quan hệ giữa họ tới ngày hôm nay. Cảm giác đó tô màu cho
những phân tích và đánh giá của mỗi sự kiện ở Trung Đông, châu Phi và thậm chí
một phần Đông Nam Á.
Đó là một cái phễu mà qua đó chúng ta nhìn nhận Phong trào Mùa xuân Ảrập, các
cuộc bầu cử ở Indonesia và Malaysia, cuộc đấu tranh giữa người Israel và
Palestine, để nêu ra một vài cái tên. Sự ủng hộ tự nhiên dành cho dân chủ đã bị
chế ngự bởi nỗi lo "Đường phố" có thể làm gì nếu không bị kiểm soát.
Điều tồi tệ nhất trong số tất cả là cảm giác cô lập lan tràn khắp thế giới.
Cảm giác bơ vơ là tác dụng phụ của khủng bố. Bọn khủng bố hy vọng sẽ gieo rắc
nỗi sợ rằng các nguy cơ là không thể kiểm soát được, rằng cuộc sống luôn bất
trắc và rằng ngay cả chính phủ cũng không thể bảo vệ được người dân. Các tác
động phụ của nỗi sợ này là mất lòng tin ở ai đó trông khác biệt - ngay cả những
người hàng xóm - và sự xói mòn liên kết xã hội. Sau tất cả, an toàn là nền tảng
của xã hội.
Một vài năm sau vụ 11/9, một cựu quan chức chính phủ Mỹ nhận xét một cách đáng
buồn rằng, sau ngày đó, Mỹ đã để cho nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, chi phối phản
ứng của nước này.
Ngày nay, kết quả của quyết định đó thể hiện rõ trong sự lớn mạnh của các phong
trào phản đối khẳng định rằng chính phủ không hiểu họ - dù đó là Mùa xuân Ảrập ở
Bắc Phi, đảng trà ở Mỹ hoặc nạn bạo loạn vừa qua ở các thành phố Anh.
Sự tức giận đó xuất phát từ việc thiếu lòng tin vào các thể chế, một cuộc khủng
hoảng lan rộng đồng hành cùng các vấn đề kinh tế nảy sinh từ sự tước bỏ những
ràng buộc xã hội. Chúng ta không thể đổ lỗi tất cả những điều đó cho phản ứng
của Mỹ sau vụ 11/9 nhưng sự quy kết trách nhiệm bắt đầu từ đây.
Thanh Hảo (Theo Japan Times)