{keywords}
 

Theo nhà phân tích Brent Bracelin của hãng đầu tư Piper Sandler, đây sẽ là cột mốc trọng đại, nhấn mạnh sự chuyển dịch thành công của Microsoft từ phần mềm on-premises (triển khai theo cách truyền thống) lên dịch vụ đám mây, kể từ khi Satya Nadella tiếp quản công ty từ tay Steve Ballmer năm 2014.

Piper Sandler ước tính doanh thu quý cuối năm 2020 của bộ phận Azure là 7,2 tỷ USD, tương đương 17% tổng doanh thu Microsoft, so với 4% của ba năm trước. Microsoft không tiết lộ cụ thể số tiền Azure  mang về. Trong khi đó, theo tính toán của các nhà phân tích đến từ hãng William Blair, doanh thu từ Azure là 7,4 tỷ USD.

Điều đó đồng nghĩa Azure đã lớn hơn đáng kể so với Windows, sản phẩm ra đời năm 1985 góp phần đưa Microsoft trở thành hãng công nghệ quyền lực nhất và giá trị nhất thế giới những năm 1990. Windows đóng góp 5,72 tỷ USD trong cùng kỳ. Azure cũng vượt Office 365 về doanh thu.

Như vậy, Azure “qua mặt” toàn bộ Office, bao gồm thuê bao Office 365 và Office truyền thống, chỉ còn là vấn đề thời gian. Piper Sandler dự đoán điều này xảy ra vào năm sau. Cụ thể, tháng 6/2022, doanh thu Azure sẽ là 11,8 tỷ USD, còn Office là 10,9 tỷ USD.

Sản phẩm Office của Microsoft xuất hiện từ năm 1989, trong đó phần mềm xử lý văn bản Word là lâu đời nhất, có mặt từ năm 1983. Dưới sự dẫn dắt của CEO Nadella, Microsoft chuyển nhiều khách hàng doanh nghiệp từ mua bản quyền phần mềm Office sang Office 365.

Ngược lại, Azure ra mắt năm 2010 với tên gọi ban đầu “Windows Azure”. Năm 2019, hãng nghiên cứu thị trường Gartner ước tính Azure bằng khoảng 40% quy mô Amazon Web Services, dịch vụ đám mây mà Amazon giới thiệu năm 2006.

Cả Office 365 và Azure đều sinh ra dưới thời cựu CEO Ballmer, song chính ông Nadella là người biến Azure trở thành thế lực ấn tượng, hình thành quan hệ hợp tác với các công ty từng là đối thủ với Microsoft, bao gồm Salesforce, Sony. Ông cũng từng phụ trách Azure trước khi trở thành CEO Microsoft.

Trong tuyên bố sau khi ông Nadella giữ chức CEO năm 2014, Microsoft cho biết, ông dẫn dắt chiến lược lớn và chuyển dịch kỹ thuật quan trọng trên mọi sản phẩm, dịch vụ, đáng chú ý nhất là bước tiến lên đám mây và phát triển một trong các hạ tầng đám mây lớn nhất thế giới để hỗ trợ Bing, Xbox, Office 365… Nó là nền tảng trong hướng đi chiến lược của công ty.

Du Lam (Theo CNBC)

 

Huawei học cách làm đám mây của Amazon và Microsoft

Huawei học cách làm đám mây của Amazon và Microsoft

Khi lệnh cấm của Mỹ 'bóp nghẹt' mảng kinh doanh smartphone và 5G, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi cho biết Huawei phải lấy điện toán đám mây làm ưu tiên hàng đầu.