Những thách thức dành cho Tổng thống Mỹ không chỉ riêng vấn đề của nội nước Mỹ mà còn là vấn đề toàn cầu, trong đó, không có chông gai nào dễ vượt qua.
Một người đàn ông giơ cao tấm hình của Obama trong đêm tuyên bố chiến thắng |
Ông chủ Nhà Trắng nhiệm kỳ này sẽ phải đối mặt với vấn đề đối phó với việc khí hậu toàn cầu nóng lên mà không phá vỡ các ngân hàng. Tổng thống Obama sẽ phải nhận ra rằng né tránh không phải là cách giải quyết vấn đề - nhưng cùng lúc đó, phải chấp nhận rằng các chính sách trong vòng 20 năm qua đều không hiệu quả.
Một tin vui và 14 tin buồn cho Obama
Tổng thống Barack Obama chưa kịp tận hưởng hết niềm vui tái đắc cử thì đã phải đối mặt với vô số thách thức gian nan khác mà ông cần vượt qua trong nhiệm kỳ tới.
|
Các chính sách trên thất bại là vì chúng dựa trên các công nghệ xanh rất đắt đỏ nhưng không chắc chắn chẳng hạn như các turbin gió hay tấm pin mặt trời.
Trong khi đó, riêng tại Mỹ nếu bắt các cử tri phải hy sinh hàng trăm tỉ đô-la mỗi năm chỉ nhằm tác động lên môi trường ở một mức độ vừa đủ đo lường được trong một thế kỷ bắt đầu từ lúc này, e rằng khó khả thi. Hệ quả của cách tiếp cận hiện nay có thể thấy bắt nguồn từ những chính sách khí hậu bỏ ngỏ hoàn toàn (như ở Mỹ) cho tới các chính sách nghe-có-vẻ-tốt (như ở Liên minh châu Âu) sẽ chẳng mang lại điều gì ích lợi, bất kể thực tế này mang lại các thiệt hại đáng kể. Trong các điều trên thì chẳng có chính sách nào lâu dài cần tới vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Mất mát tại Trung Đông
Mùa xuân Ả Rập đã mở ra một cánh cửa hoàn hảo cho Obama để thay đổi chính sách của Mỹ tại Trung Đông. Nhưng Obama đã bỏ ngỏ.
Một trong những điều kỳ bí nhất trong vòng bốn năm qua là làm thế nào để Barack Obama khi lên làm Tổng thống Mỹ từng hứa hẹn sẽ xem xét lại và điều chỉnh chính sách của Mỹ tại Trung Đông, nhưng lại rời bỏ khu vực này trong nhiệm kỳ của mình.
Obama từng tuyên bố rất nhiều về Trung Đông, điều đó khiến mọi người hiểu rằng Obaam rõ ràng tin vào việc khôi phục lại vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Trung Đông và ở mức mà vai trò lãnh đạo của Mỹ rất quan trọng và vì mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên, những năm sau đó, Obama có vẻ như đã mất dần niềm tin vào khả năng Mỹ có thể tác động lên các chiều hướng của sự việc.
Lối chơi của Pakistan
Nếu như Mỹ muốn kiềm chế chủ nghĩa khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân, họ cần suy xét lại một cách cơ bản về quan hệ với Pakistan. Đã lâu kể từ khi binh sĩ cuối cùng của Mỹ hay NATO rời khỏi Afghanistan, Pakistan vẫn sẽ tiếp tục mang lại các thách thức mang tính nền tảng cho lợi ích của Mỹ trong khu vực và cả an ninh quốc tế.
Những vấn đề như các nhóm du kích vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo trong nước và xung đột tại Kashmir với Ấn Độ và các ổ khủng bố vẫn là mối nhức nhối lâu dài cho Mỹ và cộng đồng quốc tế.
“Chiếc ô hạt nhân” của Pakistan đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế Ấn Độ không tấn công quân sự, và đảm bảo rằng Mỹ sẽ luôn phải can dự vào xung đột Pakistan- Ấn để tránh leo thang thành một cuộc chiến toàn diện.
Trung Quốc
Mọi tân Tổng thống Mỹ đều phải đi qua cửa ải Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2013 tới đây vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế: Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều so với thời mà Bill Clinton gọi là “Bắc Kinh đồ tể” hay George W. Bush gọi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”.
Cụm từ đầu tiên (và có thể cũng là duy nhất) của ông Obama trên tư cách Tổng thống là “chuyển hướng” – cách tiếp cận được cho là quay 180 độ với Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, chính sách sách này dường như là nhằm bao vây và kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc là một cường quốc kinh tế toàn cầu, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới mà mọi quyết định của họ đối với tỉ lệ lãi suất và các ngân sách đều khiến thị trường biến động. Trung Quốc lại là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Cả hai quốc gia đều đang chật vật để tìm ra một mô thức để cả hai cùng tồn tại hòa bình, thay vì quân sự hóa cạnh tranh giữa hai bên.
Xung đột không có lợi cho bất kỳ ai: Tổng thống Mỹ chẳng muốn đào sâu thêm khối nợ khổng lồ của quốc gia, mà Chủ tịch Trung Quốc cũng đang quá đau đầu với việc duy trì ổn định xã hội và chuyển sang một mô hình kinh tế ổn định giữa lúc sức ép về thay đổi ngày càng lớn. Một phép thử toàn cầu của các ý chí hứa hẹn sẽ chỉ khiến cho các ưu tiên cấp bách nhất của hai lãnh đạo khó đạt được hơn.
Vũ khí hạt nhân
Khi tính đến điều gì rủi ro cho chính sách hạt nhân trong bầu cử Mỹ năm nay hãy tính đến việc chính phủ Mỹ đang cân nhắc chi 640 tỉ USD trong vòng 10 năm tới cho vũ khí hạt nhân và các chương trình liên quan – con số này còn nhiều hơn toàn bộ ngân sách cho quân đội trong vòng một năm.
Trong nhiệm kỳ này, ông Obama sẽ phải đưa ra các quyết định đối với các chính sách then chốt mà ảnh hưởng lên các ngân sách trên và an ninh toàn cầu ở mức độ rộng hơn.
Thương mại tự do
Trong quá trình tranh cử thì rõ ràng Obama ưu thế hơn hẳn so với đối thủ Mitt Romney về khía cạnh thương mại tự do. Tuy nhiên, thách thức thì vẫn vậy. Xu hướng chung của cả thế giới là tạo ra nhiều công việc hơn và thông qua xuất khẩu – chủ yếu là sang Mỹ trong khi nền kinh tế Mỹ đang từ từ rảo bước còn các nền kinh tế còn lại đã giảm tốc.
Tổng thống Obama sẽ gặp phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan là hoạt động thương mại chính thống, đơn phương và không có bàn tay của chính phủ sẽ xung đột với nhu cầu về mặt kinh tế và chính trị để tạo ra nhiều công việc tốt hơn cho người dân Mỹ. Chẳng hạn như khi Obama muốn đạt mục tiêu xuất khẩu lên gấp đôi thì ông lại phải nhập khẩu gấp ba và còn xa mới đạt được mục tiêu tăng việc làm cho người dân Mỹ và tăng trưởng GDP.
Trong khi đó nợ công quá cao của Mỹ đang hạn chế năng lực của Nhà Trắng nhằm hồi sinh lại nền kinh tế thông qua các chính sách kích thích. Trong trường hợp này, cách duy nhất là Mỹ phải có thể đạt được tăng trưởng như mong muốn bằng cách nhập khẩu ít hơn, cung cấp nhiều hơn cho thị trường nội địa từ việc gia tăng sản xuất trong nước, và xuất khẩu nhiều hơn.
Để làm được điều này thì các thí nghiệm nhỏ của ông Obama với việc mở rộng phát triển công nghiệp và chủ động củng cố các luật thương mại có thể tạo ra lộ trình phù hợp cho hướng đi mà ông cần trong tương lai.
(Còn nữa....)
- Lê Thu (theo FP)