Thị phần

Tại Việt Nam, tổng số lượng người dùng internet vào khoảng 35 triệu (số liệu tháng 6/2012 - Bộ TT&TT), trong đó có khoảng 15 triệu người dùng đã từng truy cập vào các website TMĐT (chiếm 43% lượng người dùng internet) và lượng active user chiếm khoảng 15% số đó (2,3 triệu).

Người dùng truy cập vào các website TMĐT phần lớn để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và tham khảo giá, nơi bán. Số ít trong đó là có tham gia giao dịch trực tuyến. Số người đã từng tham gia đặt hàng và thanh toán online là khoảng 800.000 người. Lượng giao dịch online trung bình trên mỗi đầu người là 4 giao dịch/năm. Giá trị trung bình mỗi giao dịch giao động trong khoảng 100.000đ  đến 140.000đ.

Theo dự tính, năm 2013 thị phần TMĐT sẽ tăng trưởng khoảng 50%, tức là khoảng 3,4 triệu người dùng sẽ hoạt động thường xuyên trên các website TMĐT nhờ sự đầu tư mạnh của các công ty lớn trong và ngoài nước, cùng với xu thế khởi nghiệp về TMĐT đang khá rầm rộ.

Tại Việt Nam, các key player bao gồm:

- VCCorp (muachung.vn, solo.vn, enbac.com, muare.vn, rongbay.com, eat.vn, chonmon.vn, sohapay.com)

- Rocket Internet (lazada.vn, zalora.vn, hungrypanda.vn)

- MJ Group (nhommua.com, hungry.vn, zap.vn, kay.vn)

- VNG (123.vn, 123pay.vn, 123mua.vn)

- Vật giá (vatgia.com, nhanh.vn, mytour.vn, baokim.vn, cucre.vn)

- Peacesoft (chodientu.vn, 1top.vn, nganluong.vn, ebay.vn)

- Vinabook.com, Hotdeal.vn

- FPT với sendo.vn, senpay.vn và chuỗi FPTshop

- Các đơn vị làm offline mạnh như: thegioididong.com, nguyenkim.com...

Các loại hình TMĐT:

Khi nói đến TMĐT, đa số thường hay nhắc đến các loại hình C2C (Consumer to Consumer), B2C (Business to Consumer) hoặc B2B (Business to Business) và gần đây thì có B2T (Business to Team). Nhưng như thế quá chung chung, quá rộng và không thể hiện hết được bản chất của các hệ thống TMĐT. Tôi chia các mô hình TMĐT thành các loại sau:

- Sàn giao dịch TMĐT: bao gồm các website rao vặt, forum mua bán là các website mà người mua và người bán không có hoặc rất ít giao dịch điện tử, chỉ là nơi quảng bá thông tin sản phẩm/dịch vụ sau đó tiến hành giao dịch offline (rongbay.com, 5giay.vn, muare.vn, vatgia.com, enbac.com,...)

- Website bán lẻ trực tuyến (Online Retail): là các website cho phép khách hàng lựa chọn mặt hàng cần mua sau đó thanh toán qua các hình thức: COD, Online, Money transfer hoặc Cash on Office (solo.vn, tiki.vn, lazada.vn, zalora.vn, zap.vn, vinabook.com, 123.vn,...)

- Website khuyến mãi, giảm giá: Là các website đi theo mô hình mua chung, tức là nhiều người cùng mua 1 sản phẩm thì sẽ được giá rẻ (muachung.vn, nhommua.com, hotdeal.vn,...) hoặc các website bán hàng theo hình thức flash sale nhằm mục đích promotion cho sản phẩm/dịch vụ.

- Website đấu giá trực tuyến: Đây là hình thức gamification nhằm quảng bá sản phầm tới người dùng thông qua tổ chức trò chơi đấu giá xuôi và đấu giá ngược (daugia321.vn, vbid.vn,...)

- Các website Localize E-commerce (TMĐT địa phương) và dịch vụ: là các website hoặc ứng dụng di động phục vụ nhu cầu trong vùng địa lý cụ thể, không phụ thuộc vào hình thức giao dịch online mà qua COD là chủ yếu. Các dịch vụ điển hình như gọi đồ ăn về nhà, đặt bàn, đặt vé,... (chonmon/eat.vn, hungrypanda.vn, ...) hoặc các mô hình subscription e-commerce, OTA,...

Kết luận

Thị phần TMĐT tại Việt Nam còn khá bé, nhưng bù lại tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ có bức tranh tươi sáng trong vòng 2 năm tới, khi mà các khó khăn được gỡ bỏ dần và niềm tin người tiêu dùng được củng cố.

Theo dự đoán trong 2 năm tiếp theo, các mô hình TMĐT địa phương và các hệ thống website theo ngành dọc sẽ phát triển mạnh mẽ do tính chất phù hợp với sự đầu tư phát triển.