Thiên thạch này được gọi là 52768 (1998 OR2). Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998. Vào ngày 29/4 tới đây, 1998 OR2 sẽ bay ngang Trái đất ở khoảng cách 6,3 triệu cây số, đi với vận tốc 32.000km/h, gấp 16 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng.

“Nếu tác động tới Trái đất, thiên thạch này đủ lớn để gây ra các hiệu ứng toàn cầu”, NASA từng tuyên bố khi phát hiện ra 1998 OR2.

{keywords}

Thiên thạch khổng lồ hình khẩu trang sắp bay qua Trái đất vào 29/4

1998 OR2 vốn thuộc nhóm các thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm do đường kính của chúng lớn hơn 150m. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, thiên thạch khổng lồ này sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất trong lần bay sượt qua tới đây.

Nhà nghiên cứu Anne Virkki từ Đài thiên văn Arecibo cho biết các đặc điểm địa hình tương tự như đồi và núi đá ở một đầu của tiểu hành tinh 1998 OR2 rất hấp dẫn về mặt khoa học.

“Thật sự thiên thạch lần này rất giống khẩu trang”, Anne Virkki nói.

Theo các chuyên gia, sau lần gặp nhau này, vào năm 2079, 1998 OR2 mới tiếp tục bay qua Trái đất nhưng với khoảng cách gần hơn 3,5 lần so với năm nay.  

Năm 2019, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết khoảng 878 thiên thạch sẽ bay ngang và có nguy cơ va chạm vào Trái đất trong vòng 100 năm tới.

1998 OR2 là thiên thạch có kích thước lớn nhất bay sượt qua Trái đất trong 2 tháng qua, nhưng nó không phải là tiểu hành tinh lớn nhất từ trước tới nay. 

Trước đó vào tháng 9/2017, thiên thạch 3122 Florence (1981 ET3) khổng lồ, rộng hơn 4km từng bay ngang qua Trái đất nhưng rất may không xảy ra va chạm. Dự kiến 1981 ET3 sẽ lại “ghé thăm” Trái đất vào tháng 9/2057.

Trường Giang (Theo CNN)

Đêm mai, trận mưa sao băng đạt cực đại sẽ xuất hiện

Đêm mai, trận mưa sao băng đạt cực đại sẽ xuất hiện

Đêm 22, rạng sáng ngày 23/4, những người yêu thiên văn học sẽ có cơ hội ngắm trận mưa sao băng đạt cực đại với 10 - 20 vệt sáng mỗi giờ.