Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

{keywords}
Ảnh minh họa

Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)

Đối với cha mẹ thì theo quy định Bộ luật Dân sự thuộc trường hợp đại diện theo quy định pháp luật đối với con chưa thành niên căn cứ quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015. 

Việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được quy định trong BLDS  2015(Ðiều 21, 22 và Chương IX - Ðại diện) và trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Ðiều 76 và 77). 

Nếu cha và mẹ cùng đại diện cho con, thì mọi giao dịch xác lập dưới danh nghĩa và vì lợi ích của con đều phải được sự đồng ý của cả cha và mẹ. 

Con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên chỉ có thể lập di chúc với sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (BLDS khoản 2 Ðiều 630). Nhưng, con chưa thành niên đủ 15 tuổi có quyền tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khoản 1 Điều 76).  

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Theo khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.

Trong trường hợp con chưa thành niên đủ 15 tuổi tự mình quản lý tài sản, thì có quyền tự mình định đoạt tài sản, dù vai trò đại diện của cha mẹ chưa chấm dứt (Luật hôn nhân và gia đình khoản 2 Điều 77); tuy nhiên, việc định đoạt các tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ 

Chấm dứt việc đại diện:

Việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chấm dứt khi con đã thành niên hoặc chết. Nếu con không có năng lực hành vi dân sự, dù đã thành niên, thì việc đại diện theo pháp luật cũng chấm dứt và được thay thế bằng chế định giám hộ đương nhiên của cha, mẹ (BLDS khoản 3 Ðiều 53). 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi

Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi

Tôi là người Việt Nam, đã lấy chồng người nước ngoài mang quốc tịch Hàn Quốc. Hiện nay tôi và chồng đang sinh sống tại Hàn Quốc. Tôi có mong muốn được nhận cháu ruột của mình làm con nuôi.