-Chở gấp 2,5 lần cho phép và đi vào vùng cấm là nguyên nhân chính khiến tàu bị lật ở vùng biển Cần Giờ làm 9 người tử vong.

Lật tàu ở Thanh Hóa: Khởi tố, tạm giam 3 tháng 2 nhân viên gác barie

Phó Thủ tướng: Điều tra làm rõ vụ lật tàu tại Thanh Hoá

Ngày 16/10, VKSND TP.HCM cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai bị can Vũ Văn Đảo (50 tuổi, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (38 tuổi, Giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina) về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”. 

{keywords}
Chiếc tàu bị chìm khiến 9 người bị tử vong

Theo điều tra, ngày 29/3/2013, Công ty Việt Séc ký hợp đồng bán cho Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2 tàu loại ca nô cao tốc ký hiệu H29 và H790. Đến ngày 10/6/2013, công ty này bàn giao 2 tàu cho Biên phòng cửa khẩu cảng của tỉnh trên để đưa vào sử dụng. Cả 2 chiếc tàu đều đã được đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. 

Tháng 7/2013, Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa-Vũng Tàu giao hai tàu này lại cho Công ty Việt Séc bảo dưỡng, lắp đặt thêm thiết bị theo như hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, hai tàu này đang neo đậu tại cầu tàu của Công ty Việt Séc.

Cuối tháng 7 năm đó, Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (Công ty PV PIPE, trụ sở Tiền Giang) có chủ trương đưa cán bộ, nhân viên đi liên hoan vui chơi vào đêm 2/8/2013 tại Khu du lịch Đảo Xanh – Vũng Tàu (trực thuộc Công ty Vũng Tàu Marina).

Vì vậy, đại diện công ty này liên hệ với Công ty CP Vũng Tàu Marina để bàn bạc. Lãnh đạo Công ty CP Vũng Tàu Marina đã đồng ý với kế hoạch này và chỉ đạo sử dụng tàu H790, tàu Victoria-KH 0606 và hỏi mượn tàu của Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa đón người. Phía Công ty CP Vũng Tàu Marina đã cử ông Phạm Duy Phúc làm đội trưởng đội tàu có nhiệm vụ đưa đón khách của Công ty PV PIPE.

Chiều 2/8/2013, 3 tàu xuất phát từ Vũng Tàu đi Tiền Giang đón người. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau thì cả 3 tàu quay lại vì sóng biển lớn không dám đi tiếp. Lúc này, Đảo trực tiếp lái tàu H790 HQ đi trước, sau đó hai tàu BP 12-04-01 và BP 12-04-02 đi sau. Cả 3 tàu này chạy sang Gò Công Đông, Tiền Giang đón người của Công ty PV PIPE.

Đến 18 giờ cùng ngày, tàu BP 12-04-02 chở 28 người của công ty trên rời bến để đi Vũng Tàu. Sau đó, tàu BP 12-04-01 xuất phát sau chở 17 người và tàu H790 HQ chở 21 người. Đến 19 giờ khi tàu BP 12-04-02 đi ngang vùng biển thuộc địa phận xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TPHCM), thì đột ngột bị lật khiến 9 người thiệt mạng trong đó có tài công Phạm Duy Phúc.

Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải xác định: “Việc chở quá số lượng người cho phép là một trong các nguyên nhân làm chìm tàu BP 12-04-02; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như phương tiện hành trình ra vùng không được phép hoạt động, việc điều khiển phương tiện không phù hợp”...

Sau khi xảy ra vụ tai nạn, Công ty Việt Séc và Công ty Vũng Tàu Marina đã liên hệ gia đình các nạn nhân, khắc phục số tiền 2 tỉ đồng. Đại diện gia đình các nạn nhân không yêu cầu bồi thường thêm.

Vụ lật tàu ở Quảng Bình: Tạm giữ tài xế máy xúc

Vụ lật tàu ở Quảng Bình: Tạm giữ tài xế máy xúc

Công an huyện Bố Trạch tạm giữ tài xế điều khiển máy xúc công trình băng qua đường ngang dân sinh, gây tai nạn với tàu SE3.

Vụ lật tàu SE3: Chưa thể cẩu đầu máy 80 tấn bung khỏi đường ray

Vụ lật tàu SE3: Chưa thể cẩu đầu máy 80 tấn bung khỏi đường ray

Tại hiện trường, chiếc máy công trình đã bị đoàn tàu kéo gần 50m, đầu tàu trật hẳn khỏi đường ray và lật ngang. Ngành đường sắt đang nỗ lực khắc phục sự cố.

Lật tàu thủy chở đá, 2 người chết và mất tích

Lật tàu thủy chở đá, 2 người chết và mất tích

Chiều 9/1, tại khúc sông Đáy chảy qua địa phận xã Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, giáp ranh với địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến 2 người chết và mất tích.

Chìm tàu trên biển, 2 người mất tích

Chìm tàu trên biển, 2 người mất tích

Tàu cá chở 9 ngư dân bị chìm trên biển, trong đó có 2 ngư dân bị mất tích.

Đà Nẵng: Chìm tàu cá đang neo đậu, 4.000 lít dầu tràn ra sông

Đà Nẵng: Chìm tàu cá đang neo đậu, 4.000 lít dầu tràn ra sông

Tàu cá bị thủng và chìm dần trong lúc đang neo đậu khiến 4.000 lít dầu trong khoang tràn ra ngoài, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng cho chủ tàu.

Đoàn Nga