Sự kiện do Cục Công nghiệp Công nghiệp thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức.

Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận về dự thảo quyết định của Thủ tướng ban hành Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp CNTT, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.

Hội thảo được chia thành hai phiên thảo luận. Trong phiên thứ nhất, đại diện Cục Công nghiệp công nghệ TT&TT đã trình bày dự thảo Đề án xây dựng Vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm internet vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và các nội dung cần xin ý kiến.

bariavungtau.png

Ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Nam là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, Ông mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Khu vực Miền Nam nói chung.

Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp viễn thông, CNTT đã nêu một số tham luận về chuyển đổi số khối doanh nghiệp cảng biển và logistics; Hình thành phát triển trung tâm dữ liệu vùng (HUB) tại Bà Rịa- Vũng Tàu; Giải pháp Khu công nghiệp kiểu mẫu, Khu công nghiệp thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành Khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Giải pháp chuyển đổi số cảng biển và logistics; Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số của VNPT dành cho doanh nghiệp SME; Chuyển đổi số trong du lịch và xu thế ứng dụng CNTT trong du lịch …

Việc phát triển công nghiệp CNTT tại các tỉnh trên với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, CNTT Made in Viet Nam.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu - phát triển để làm chủ thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo phục vụ cho quá trình chuyển đổi số toàn diện tại các địa phương của Vùng động lực.

Mục tiêu được đưa ra là đến 2030, các tỉnh trên sẽ có 8 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, có 120 nghìn nhân lực CNTT, trong đó tập trung nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp phần cứng điện tử (sản xuất vi mạch bán dẫn, sản xuất thiết bị IoT, AI) và triển khai, vận hành trung tâm dữ liệu.

Đầu tư thêm 2 đến 3 trạm cập bờ tuyến cáp quang biển quốc tế; 100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng IoT.

Trong phiên thứ 2, đại diện một số doanh nghiệp viễn thông, cơ quan quản lý, nhà khoa học trình bày tham luận về một số nội dung liên quan đến hình thành, phát triển trung tâm dữ liệu (HUB) tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; giải pháp chuyển đổi số cảng biển và logistics; khu công nghiệp kiểu mẫu và thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; chuyển đổi số trong du lịch và xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch...

Để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại các tỉnh trên với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin Make in Viet Nam. Các tỉnh thành khu vực đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu - phát triển để làm chủ thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo phục vụ cho quá trình chuyển đổi số toàn diện tại các địa phương của Vùng động lực.

Mục tiêu đến 2030, Vùng động lực có 8.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, có 120.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó tập trung nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp phần cứng điện tử, sản xuất vi mạch bán dẫn, sản xuất thiết bị IoT, AI và triển khai, vận hành trung tâm dữ liệu. Đầu tư thêm 2-3 trạm cập bờ tuyến cáp quang biển quốc tế; 100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng IoT.

Giai đoạn 2024-2030, Vùng động lực được định hướng tập trung thu hút đầu tư các dự án vào công nghiệp phần cứng điện tử sản xuất vi mạch bán dẫn, thiết bị IoT, AI với tổng nguồn vốn cam kết đạt 3 tỷ USD. Hình thành 1-2 trung tâm dữ liệu lớn, hiện đại phục vụ cho khu vực, quốc tế, 1- 2 cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp vùng. Để đạt mục tiêu đề ra, các địa phương cần hoàn thiện, xây dựng cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển về công nghiệp công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đầu tư phát triển hạ tầng số; nâng cao năng lực phát triển, thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ số; phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung.

Cùng đó là hoàn thiện và phát triển cấu hạ tầng hạ tầng giao thông, logistics; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp công nghệ thông tin. Phát triển thị trường cho sản phẩm công nghiệp công nghệ số, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chọn lọc trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin.

Sỹ Hoa và nhóm PV, BTV