Tại Hậu Xá, Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội, gia đình chị Thủy quanh năm làm sen ở đầm. Suốt 3 năm nay, nhà chị trồng sen trong một khu đầm rộng 5 mẫu. Cứ đầu vụ thì chị Thủy bán sen giống. Hết mùa gieo trồng, chị quay ra chăm bón và thu hoạch hạt sen, lá sen, củ sen. Cuối cùng, chị lại dọn cỏ đầm.

Quanh năm gắn bó với đầm sen, cứ vào mùa, đầm sen nhà chị Thủy lại ngát hương thơm từ  sen ta và sen ngoại. Đến thời điểm thu hoạch, ngoài hạt sen, chị còn tận dụng lá sen làm trà lá sen bán cho các công ty dược và khách lẻ mua về uống.

{keywords}
Đầm sen rộng 5 mẫu của nhà chị Thủy
{keywords}
 Trà lá sen được lấy từ những lá sen bánh tẻ, lá dầy, không bị rách

Trước kia, nhiều người chưa biết công dụng của lá sen thì cuối mùa thường phạt lá vứt đầy đầm hoặc lấy về để gói xôi, bọc thực phẩm. Thế nhưng vài năm trở lại đây, không chỉ hạt sen, hoa sen mà lá sen cũng được nhiều người sử dụng. Bởi, lá sen tươi chứa nhiều dưỡng chất quý, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh nên bỏ đi rất lãng phí.

"Vì thế, mình tận dụng làm trà lá sen bán, được rất nhiều người đặt mua”, chị Thủy kể.

Chị Thủy cho hay, mỗi mùa sen, chị thu hoạch cả 2-3 tấn trà sen khô. Để làm được trà lá sen, không đơn giản chỉ hái lá về rửa sạch, cho vào máy thái và phơi nắng là được, mà muốn trà lá sen thơm ngon nhất, người làm phải chú ý công đoạn hái và phơi nắng.

“Lá sen được chọn làm trà phải là lá sen bánh tẻ, có màu xanh lục, dày đều, hương thơm nhẹ, không bị thủng, rách, không nhăn nhúm hay ngả màu. Phải thu hái lá trước 10-11h sáng. Sau đó, rửa sạch và phơi dưới nhiệt độ nắng cao nhất trong ngày để lá thơm, màu đẹp nhất. Tuyệt đối không được hái lá rồi để qua đêm, vì lá bị nóng sẽ thâm đen, thối nhũn mất mùi thơm”, chị Thủy nói.

{keywords}
 
{keywords}
 Lá sen được thái nhỏ, phơi khô, đóng túi
{keywords}
Nhiều công ty dược đặt mua lá sen khô

Theo chị Thủy, khoảng 6-7kg lá sen tươi sẽ được 1kg lá khô. Nhà chị đóng túi 500gr. Khách chủ yếu là các công ty dược, mua về làm dược liệu. Ngoài ra, cũng có nhiều người mua lẻ. 1kg trà lá sen khô chị bán 90.000 đồng.

Trung bình một ngày, chị Thủy bán được khoảng 8-9kg trà lá sen. Trồng cả vụ sen lấy công làm lãi cũng cho chị thu nhập 90-100 triệu/năm.

Chị Thủy cho hay, không khó để tìm được một nơi bán lá sen tươi hay trà lá sen khô. Tuy nhiên, không phải tiểu thương nào cũng cung cấp lá sen chất lượng, chuẩn sen đúng vụ trong đầm. Nếu không chọn kỹ, khách có thể mua phải lá sen đã hái lâu, ở các hồ sen không sạch và thiếu an toàn, uống vào gây hại cho sức khỏe. 

Mùa sen năm nào cũng vậy, bác Hà, 62 tuổi ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội lại đặt mua 5kg trà lá sen khô về uống dần. Bởi theo bác, trà lá sen khô đun nước uống vừa mát, vừa dễ ngủ cho người trung niên bị huyết áp cao như bác.

{keywords}
Trà sen đun sắc hoặc hãm trà đều tốt và dễ uống

“Nhà tôi hay mua loại lá sen xanh bánh tẻ đã được phơi khô và cắt nhỏ sẵn. Loại này đã bỏ hết cuống nên bảo quản được rất lâu. Tôi mua nhiều nên có giá 80.000 đồng/kg và miễn phí vận chuyển. Cứ mua 5kg là đủ cho vợ chồng tôi uống cả năm”, bác Hà chia sẻ.

Bác Hà nói thêm, lá sen khô đem đun sắc hoặc hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức hay ngày đông lạnh đều có mùi thơm rất thanh nhẹ. Đây là thức uống mà 2 vợ chồng bác đều thích.

“Mua lá sen rẻ nên tiết kiệm được rất nhiều tiền trà hàng tháng. Trà này có vị hơi chát nhưng thơm nhẹ, tính mát nên rất dễ uống”.

“Nếu pha trà lá sen thì chỉ cần 1 nhúm lá khô rồi đổ nước sôi vào. Sau đó, tráng trà một lượt rồi bỏ nước này đi. Đổ tiếp nước sôi vào ấm, đợi 5-7 phút là có thể thưởng thức trả. Nếu không có thói quen nhâm uống trà, có thể lấy lá sen khô đem nấu với 1,5 lít nước để uống hàng ngày đều được”, bác Hà nói.

Thảo Nguyên

Loại lá mọc tràn ao bùn Việt Nam, 400 ngàn/kg, chị em ưa dùng để giữ eo

Loại lá mọc tràn ao bùn Việt Nam, 400 ngàn/kg, chị em ưa dùng để giữ eo

Dù xuất hiện tràn ngập ở các vùng miền của Việt Nam, song lá sen lại là mặt hàng có giá khá cao so với hạt, củ và hoa. Đặc biệt, lá sen khô có nơi bán tới 400 ngàn đồng/kg và được các chị em cực kỳ chuộng mua.