Anh Phạm Văn Mão ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM là một trong những hộ đi đầu trong việc tham gia mô hình trồng rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP.
Quê anh ở Bắc Giang, làm lụng cực khổ mà không đủ ăn. Mong muốn cuộc sống đỡ vất vả hơn, năm 1992, anh từ giã gia đình, một mình vào Nam với vài bộ đồ trong chiếc ba lô và 300.000 đồng.
Vào TP.HCM, anh thực sự bỡ ngỡ, không biết phải bắt đầu từ đâu. Rồi được người chỉ, anh xin vào làm thuê cho một chủ ruộng trồng rau muống ở huyện Thủ Đức để có cơm ăn ngày 3 bữa và được trả tiền công là 10 bó rau muống/ngày. Mỗi chiều, sau khi xong việc anh tự mang rau của mình ra khu chế xuất Linh Trung bán lấy tiền chi tiêu cho cuộc sống.
Với bản chất chăm chỉ và tinh thần ham học hỏi của một nhà nông, sau một thời gian, anh nhận thấy mình có thể sống và vươn lên từ nghề trồng rau muống. Biết được xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, đang có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang trồng rau muống nước, anh quyết định chuyển về đây lập nghiệp. Gom góp từ nhiều nguồn được ít vốn rồi nhờ chính quyền địa phương, anh thuê 6.000m2 đất và bắt đầu trồng rau muống nước. Do mới vào nghề, chưa quen biết ai, anh chưa có mối để bán, phải qua thương lái nên thường bị ép giá nên thời gian đầu thu nhập cũng chỉ đủ sống.
Sau đó, theo chủ trương của ngành nông nghiệp TP.HCM, anh mạnh dạn đăng ký tham gia lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và năm 2010 anh lấy được chứng chỉ này. Từ đó, rau của anh bắt đầu có tiếng hơn. Anh không còn phải vất vả chở rau ra chợ bán nữa vì đã có người của các công ty xuống tận nơi thu gom với giá cả ổn định, cho dù thị trường xuống giá hay dội hàng. Mỗi đợt thu hoạch, anh lãi 24 - 30 triệu đồng/6.000m2. Tính tổng thu nhập anh được khoảng 300 - 360 triệu đồng/năm.
Giấy chứng nhận VietGAP chỉ có thời hạn 1 năm và trong tháng 3.2011 vừa qua, ruộng rau của anh đã được tiếp tục tái chứng nhận. Nắm vững được kỹ thuật trồng cũng như thị trường tiêu thụ, anh đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích lên 2ha. Dự tính tổng thu nhập của gia đình anh trong năm nay sẽ không dưới 1 tỷ đồng. Với số tiền dành dụm được anh đã mua một căn nhà và giờ đây gia đình anh đầy ắp nụ cười hạnh phúc của người vợ và 2 đứa con nhỏ. Cuộc sống của anh thực sự đã được “lên hương” nhờ rau muống nước VietGAP.
(Theo Dân Việt)
TIN BÀI KHÁC
Choáng với giá biệt thự ở các khu đô thị mới
Rao bán biệt thự trăm tỷ, khuyến mãi chiến đấu cơ
Tâm sự gây sốc của một nhân viên giao gas
20 máy bay, 600 xe sang phục vụ... đám cưới 'siêu đại gia'
Rao bán biệt thự trăm tỷ, khuyến mãi chiến đấu cơ
Tâm sự gây sốc của một nhân viên giao gas
20 máy bay, 600 xe sang phục vụ... đám cưới 'siêu đại gia'
'Rao bán' giải pháp chống ùn tắc giá 100 tỷ!
Những cái chết tức tưởi do tài xế lơ là
Thảm hoạ “trùng tang”: Bí ẩn và lời giải
'Sát thủ đầu mưng mủ' xuất bản tại Mỹ
Những cái chết tức tưởi do tài xế lơ là
Thảm hoạ “trùng tang”: Bí ẩn và lời giải
'Sát thủ đầu mưng mủ' xuất bản tại Mỹ
Quê anh ở Bắc Giang, làm lụng cực khổ mà không đủ ăn. Mong muốn cuộc sống đỡ vất vả hơn, năm 1992, anh từ giã gia đình, một mình vào Nam với vài bộ đồ trong chiếc ba lô và 300.000 đồng.
Vào TP.HCM, anh thực sự bỡ ngỡ, không biết phải bắt đầu từ đâu. Rồi được người chỉ, anh xin vào làm thuê cho một chủ ruộng trồng rau muống ở huyện Thủ Đức để có cơm ăn ngày 3 bữa và được trả tiền công là 10 bó rau muống/ngày. Mỗi chiều, sau khi xong việc anh tự mang rau của mình ra khu chế xuất Linh Trung bán lấy tiền chi tiêu cho cuộc sống.
Với bản chất chăm chỉ và tinh thần ham học hỏi của một nhà nông, sau một thời gian, anh nhận thấy mình có thể sống và vươn lên từ nghề trồng rau muống. Biết được xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, đang có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang trồng rau muống nước, anh quyết định chuyển về đây lập nghiệp. Gom góp từ nhiều nguồn được ít vốn rồi nhờ chính quyền địa phương, anh thuê 6.000m2 đất và bắt đầu trồng rau muống nước. Do mới vào nghề, chưa quen biết ai, anh chưa có mối để bán, phải qua thương lái nên thường bị ép giá nên thời gian đầu thu nhập cũng chỉ đủ sống.
Sau đó, theo chủ trương của ngành nông nghiệp TP.HCM, anh mạnh dạn đăng ký tham gia lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và năm 2010 anh lấy được chứng chỉ này. Từ đó, rau của anh bắt đầu có tiếng hơn. Anh không còn phải vất vả chở rau ra chợ bán nữa vì đã có người của các công ty xuống tận nơi thu gom với giá cả ổn định, cho dù thị trường xuống giá hay dội hàng. Mỗi đợt thu hoạch, anh lãi 24 - 30 triệu đồng/6.000m2. Tính tổng thu nhập anh được khoảng 300 - 360 triệu đồng/năm.
Giấy chứng nhận VietGAP chỉ có thời hạn 1 năm và trong tháng 3.2011 vừa qua, ruộng rau của anh đã được tiếp tục tái chứng nhận. Nắm vững được kỹ thuật trồng cũng như thị trường tiêu thụ, anh đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích lên 2ha. Dự tính tổng thu nhập của gia đình anh trong năm nay sẽ không dưới 1 tỷ đồng. Với số tiền dành dụm được anh đã mua một căn nhà và giờ đây gia đình anh đầy ắp nụ cười hạnh phúc của người vợ và 2 đứa con nhỏ. Cuộc sống của anh thực sự đã được “lên hương” nhờ rau muống nước VietGAP.
(Theo Dân Việt)