Mới đây, tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 12 về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, vấn đề an toàn thông tin rất được chú trọng.
Nghị quyết nêu rõ việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, là phần xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần xây dựng và vận hành có hiệu quả Trung tâm điều hành An ninh mạng (SOC).
Tỉnh cũng đặt mục tiêu xây dựng chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách CNTT, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin; đồng thời nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho người dân khi tham gia chuyển đổi số.
Trước đó UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn Viettel vừa tổ chức buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2021-2025. Viettel sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT bảo đảm đồng bộ hiện đại, liên thông, an toàn, bao gồm Trung tâm dữ liệu và an toàn, an ninh thông tin.
Thỏa thuận hợp tác cũng bao gồm phát triển hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của CQT và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia.
Viettel còn hỗ trợ xây dựng hệ thống thẩm định an ninh mạng, kiểm tra an ninh mạng, đánh giá điều kiện an ninh mạng, giám sát an ninh mạng, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại Luật An ninh mạng.
H.A.H
Nhiều nghiên cứu nâng cao năng lực an toàn thông tin được hiện thực hóa
Nhìn lại kết quả nghiên cứu 4 năm qua, nhiều sản phẩm thiết bị phần cứng có khả năng đưa vào sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất thương mại như thiết bị chuyên dụng giám sát hạ tầng CNTT, camera bảo mật, vi mạch bảo mật cho thiết bị IoT…