Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã chủ động, tích cực trong việc tham mưu xây dựng, triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đồng thời xây dựng và duy trì các kênh thông tin, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới đảm bảo khung thời vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn diện.
Ngay từ năm đầu tiên triển khai thực hiện Đề án đã đạt kết quả quan trọng. Tỉnh đã tập trung hướng vào phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản của địa phương; từng bước hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn; tích cực quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Lĩnh vực trồng trọt có những chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất.Ước sản lượng lương thực năm 2021 đạt 346.515 tấn, đạt 101,7% kế hoạch. Phát triển một số vùng cây trồng có thế mạnh như: cây lạc 4.531,8 ha; cây đậu tương 424 ha; vùng mía nguyên liệu 2.308,4 ha...
Đồng thời thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, dự tính, dự báo sâu bệnh hại chính xác, kịp thời, các đợt phát sinh sâu bệnh hại được khống chế không để lan ra diện rộng. Năm 2021, toàn tỉnh có 95,65 ha cây chè, cam, bưởi, lúa... đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Dự kiến đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 1.835,35 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương; tổng sản lượng ước đạt 21.600 tấn, trong đó: Chè búp tươi sản lượng khoảng 8.650 tấn, cam sản lượng khoảng 12.000 tấn; bưởi sản lượng khoảng 1.000 tấn; rau sản lượng khoảng 200 tấn.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thăm vườn cam VietGAP trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên
Lĩnh vực chăn nuôi chuyển dịch khá rõ nét, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), đồng thời đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng liên kết.
Cùng với đó, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhất là bệnh Viêm da nổi cục và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cũng được quan tâm, tăng cường việc theo dõi, giám sát chặt chẽ, đảm bảo phát hiện sớm vật nuôi mắc bệnh và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ngay khi có dịch tại hộ chăn nuôi.Năm 2021, toàn tỉnh có 89 trang trại chăn nuôi, duy trì 01 trang trại bò sữa Tuyên Quang “Đạt chuẩn quốc tế GlobalGAP” và Công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 04 cơ sở chăn nuôi lợn VietGAHP; 19 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
Lĩnh vực thủy sản từng bước phát triển, nguồn lợi thủy sản được quan tâm bảo vệ. Phấn đấugiá trị sản xuất thủy sản năm 2021 đạt trên 351 tỷ đồng.Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế rừng đã và đang phát huy hiệu quả. Tính riêng năm 2021, toàn tỉnh đã trồng được 11.617,1 harừng,khai thác rừng trồng được 8.621,6 ha, khối lượng gỗ 761.564,9 m3. Mạng lưới dịch vụ nông nghiệp phát triển, kịp thời phục vụ phát triển sản xuất. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai có hiệu quả, phấn đấu hết năm 2021, toàn tỉnh sẽ tiêu chuẩn hóa và phân hạng được 44 sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở lên; nâng hạng 04 sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao và đề nghị Trung ương đánh giá nâng hạng 03 sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên. Phấn đấu hết năm 2021, toàn tỉnh có thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của năm đầu thực hiện Đề án, trong quá trình tổ chức thực hiện còn gặp những khó khăn nhất đinh: Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn ít. Số doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ với nông dân thông qua hợp đồng còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ, các chương trình, dự án chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến việcđầu tư trong sản xuất. Công tácvận chuyển và tiêu thụ nông sản gặp khó khăn.
Năm 2022, là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Để giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 10.020,4 tỷ đồng; sản lượng lương thực đạt trên 34 vạn tấn; tốc độ tăng đàn trâu dự kiến tăng 1,0%, đàn bò tăng 5,0%, đàn lợn tăng 4%, đàn gia cầm tăng 6% so với năm 2021; sản lượng thịt hơi các loại 82.850 tấn; sản lượng sữa tươi 26.000 tấn; sản lượng thủy sản 10.663 tấn, tăng 8,6%; trồng rừng 10.100 ha, tập trung 9.700 ha, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 955.00 m3; làm tốt công tác bảo vệ rừng, duy trì độ che phủ của rừng trên 65%; duy trì, giữ vững 54 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu có thêm 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, của tỉnh đã ban hành. Gắn với đó là việc phát triển các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của từng vùng.