- Từ một cô giáo luôn đạt thành tích giáo viên xuất sắc trong một trường tiểu học, nhưng trong một lần bị tai nạn lao động, cô đã không thể tiếp tục với sự nghiệp trồng người. Suốt 10 năm qua, cô giáo ấy phải nhờ đến sự chăm sóc của cô con gái duy nhất trong gia đình, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn...
Đó là trường hợp của cô Phạm Thị Khanh (sinh năm 1959) ở Xóm 1, thôn Xá, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
TIN BÀI KHÁC
Tìm đến xã Quảng Phương, hỏi thăm gia đình mẹ con cô Khanh, nhiều người bày tỏ với chúng tôi : “Tội nghiệp cho cô Khanh, đã 10 năm liền bị bại liệt do tai nạn lao động phải nằm một chỗ, mọi chuyện cơm nước, vệ sinh cá nhân đều do một tay bé Mai lo liệu”.
Hai mẹ con cô Khanh sống trong một căn nhà cấp bốn nhỏ, hẹp, cũ nát theo thời gian. Nhà có khách nhưng cô Khanh cũng không thể ngồi dậy. Giọng thều thào, cô Khanh kể về cuộc đời sóng gió của mình.
Lập gia đình năm 1989, nhưng ít lâu sau, chồng cô bỗng dưng bỏ đi biệt xứ và không bao giờ trở về nữa. Năm 1990, cô sinh được cô con gái đầu lòng. Từ năm 1981 đến tháng 8/1994 cô Khanh công tác tại trường tiểu học xã Phú Sơn – huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế và luôn đạt những thành tích xuất sắc.
Đến năm 1994, cô Khanh chuyển về công tác tại trung tâm Quảng Thạch của huyện Quảng Trạch. Tai họa ập đến khi năm 2001, cô Khanh bị tai nạn lao động nghiêm trọng, gãy cột sống, chấn thương tủy và không còn khả năng đi lại được nữa.
Cuộc sống của cô từ đó phải dựa vào Phạm Thị Ngọc Mai, cô con gái duy nhất trong gia đình. Ngoài thời gian đi học, Mai phải làm hết các việc nhà và làm thêm để chu cấp cho cuộc sống sinh hoạt và tiền thuốc thang cho mẹ.
Suốt 10 năm qua, 2 mẹ con Mai đã dựa vào nhau và cùng nhau vượt qua tất cả để duy trì cuộc sống. “Dù có khó khăn đến mô, em cũng phải cố gắng làm việc để giúp mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ” .
Trong kỳ thi ĐH – CĐ năm 2011 vừa qua, Mai đỗ vào một trường CĐ nhưng vì nghĩ tới mẹ, tới cuộc sống khó khăn của gia đình nên em đã không lên thành phố nhập học mà ở lại nhà, đi làm thêm lấy tiền nuôi mẹ.
Hiện tại cô Khanh được hưởng chế độ của người tàn tật 360.000 nghìn đồng/tháng, ngoài 1 sào ruộng có được, gia đình cô còn nợ anh em, bà con hàng xóm 11 triệu đồng. Số tiền này được cô mượn để lo thuốc thang, chữa bệnh trong thời gian qua.
Nói về trường hợp của cô Khanh, đồng chí Hồ Viết Lâm, chủ tịch xã Quảng Phương cho biết: “Gia đình cô Khanh thuộc diện đặc biệt khó khăn trong xã, mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ và giúp đỡ gia đình cô để giảm bớt khó khăn”.
Việt Hòa
Đó là trường hợp của cô Phạm Thị Khanh (sinh năm 1959) ở Xóm 1, thôn Xá, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
TIN BÀI KHÁC
Báo VietNamNet về với bà con vùng lũ
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Gửi mẹ - mẹ của một đứa con hư
Lấy chồng mới, đổi họ cho con ra sao?
Qua ngõ nhà người
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Gửi mẹ - mẹ của một đứa con hư
Lấy chồng mới, đổi họ cho con ra sao?
Qua ngõ nhà người
Tìm đến xã Quảng Phương, hỏi thăm gia đình mẹ con cô Khanh, nhiều người bày tỏ với chúng tôi : “Tội nghiệp cho cô Khanh, đã 10 năm liền bị bại liệt do tai nạn lao động phải nằm một chỗ, mọi chuyện cơm nước, vệ sinh cá nhân đều do một tay bé Mai lo liệu”.
Hai mẹ con cô Khanh sống trong một căn nhà cấp bốn nhỏ, hẹp, cũ nát theo thời gian. Nhà có khách nhưng cô Khanh cũng không thể ngồi dậy. Giọng thều thào, cô Khanh kể về cuộc đời sóng gió của mình.
Suốt 10 năm qua, một mình Mai nuôi mẹ bại liệt phải nằm 1 chỗ, tình mẫu tử thật đáng trân trọng biết bao (Ảnh: Việt Hòa) |
Lập gia đình năm 1989, nhưng ít lâu sau, chồng cô bỗng dưng bỏ đi biệt xứ và không bao giờ trở về nữa. Năm 1990, cô sinh được cô con gái đầu lòng. Từ năm 1981 đến tháng 8/1994 cô Khanh công tác tại trường tiểu học xã Phú Sơn – huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế và luôn đạt những thành tích xuất sắc.
Đến năm 1994, cô Khanh chuyển về công tác tại trung tâm Quảng Thạch của huyện Quảng Trạch. Tai họa ập đến khi năm 2001, cô Khanh bị tai nạn lao động nghiêm trọng, gãy cột sống, chấn thương tủy và không còn khả năng đi lại được nữa.
Cuộc sống của cô từ đó phải dựa vào Phạm Thị Ngọc Mai, cô con gái duy nhất trong gia đình. Ngoài thời gian đi học, Mai phải làm hết các việc nhà và làm thêm để chu cấp cho cuộc sống sinh hoạt và tiền thuốc thang cho mẹ.
Suốt 10 năm qua, 2 mẹ con Mai đã dựa vào nhau và cùng nhau vượt qua tất cả để duy trì cuộc sống. “Dù có khó khăn đến mô, em cũng phải cố gắng làm việc để giúp mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ” .
Trong kỳ thi ĐH – CĐ năm 2011 vừa qua, Mai đỗ vào một trường CĐ nhưng vì nghĩ tới mẹ, tới cuộc sống khó khăn của gia đình nên em đã không lên thành phố nhập học mà ở lại nhà, đi làm thêm lấy tiền nuôi mẹ.
Hiện tại cô Khanh được hưởng chế độ của người tàn tật 360.000 nghìn đồng/tháng, ngoài 1 sào ruộng có được, gia đình cô còn nợ anh em, bà con hàng xóm 11 triệu đồng. Số tiền này được cô mượn để lo thuốc thang, chữa bệnh trong thời gian qua.
Nói về trường hợp của cô Khanh, đồng chí Hồ Viết Lâm, chủ tịch xã Quảng Phương cho biết: “Gia đình cô Khanh thuộc diện đặc biệt khó khăn trong xã, mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ và giúp đỡ gia đình cô để giảm bớt khó khăn”.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cô giáo Phạm Thị Khanh) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 04.37722729 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn 3. Cô Phạm Thị Khanh, xóm 1, thôn Xá, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. SĐT : 01654.479.139. |
Việt Hòa