Chiều 1/8, hãng thông tấn của Trung Quốc là Tân Hoa xã chính thức dẫn lời giới chức hàng hải tỉnh Hải Nam thông báo gần 9.000 tàu cá đã "sẵn sàng" xuôi xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt cùng ngày.
>> Gần 9.000 tàu cá TQ đổ ra Biển Đông
>> Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?
>> TQ ngang ngược đánh bắt cá ở Trường Sa
>> Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?
>> TQ ngang ngược đánh bắt cá ở Trường Sa
Thông tin của THX còn nói rõ rằng các ngư dân tới Tây Sa (thực chất là Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) cần đề phòng có bão.
Tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: THX |
Đây là một hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo hàng loạt sự kiện vừa qua khiến dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là việc Trung Quốc cố tình hợp lý hóa cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Tin của THX cũng nhắc lại việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đồng thời dẫn lời một quan chức của thành phố được thành lập trái phép này rằng các ngư dân được khuyến khích "đóng tàu to và thăm dò vùng biển sâu" vì tỉnh Hải Nam định chuyển trọng tâm từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ.
Đêm 16/7 vừa qua, đội tàu gồm 30 tàu đánh cá đến từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch bắt đầu hoạt động đánh bắt cá tại khu vực gần Bãi đá Chữ thập của Việt Nam.
Đội tàu trên, nằm trong đợt triển khai tàu đánh bắt cá rầm rộ chưa từng thấy của tỉnh Hải Nam, đã tìm cách đánh bắt cá từ tối 15/7 ngay sau khi tới ngư trường này vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, song kế hoạch không thực hiện được vì mưa lớn.
Theo tin của THX, đội tàu trên, trong đó có một tàu hậu cần 3.000 tấn, dự kiến tiến hành từ 5-10 ngày đánh bắt ở gần Bãi đá Chữ thập. Một tàu tuần tra ngư nghiệp Trung Quốc, mang tên Ngư chính-310, cũng đã tới khu vực này để làm nhiệm vụ bảo vệ.
Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước việc ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa,” đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và việc ngày 21/7 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Chat về tình hình Biển Đông 13h chiều nay, Tuần Việt Nam sẽ tổ chức bàn tròn trực tuyến với GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc về tình hình Biển Đông. Ngay bây giờ, mời các bạn gửi câu hỏi về địa chỉ: tuanvietnam@vietnamnet.vn. |