Cơ hội từ nhu cầu thiết yếu

Với gần 100 triệu dân, Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi quy mô lớn về nhân khẩu, kinh tế, và thói quen tiêu dùng. 

Theo báo cáo Hành vi tiêu dùng McKinsey 2021, tầng lớp tiêu dùng Việt Nam (chi tiêu hơn 11 USD - khoảng 270 ngàn đồng/ngày) đã tăng từ dưới 10% năm 2000 lên 40% năm nay - trong đó tỉ lệ người chi trên 30 USD (khoảng 750 ngàn đồng/ngày) đang tăng nhanh nhất.

Ở TP.HCM và Hà Nội, nơi tập trung nhiều bạn trẻ đến thuê nhà, sinh sống, việc sở hữu máy giặt - sấy dường như trở nên xa xỉ. Ngoài ra, những thành phố này cũng đón một lượng lớn người nước ngoài đến du lịch và làm việc, nhưng lại rất khó tiếp cận các dịch vụ giặt sấy truyền thống do trở ngại giao tiếp và thời gian lưu trú ngắn.

Từ đó, ở những thành phố lớn, cửa hàng tự giặt sấy trở thành nhu cầu thiết yếu cho các cư dân bận rộn. Với các máy giặt - sấy chuyên nghiệp, toàn bộ quá trình từ khi nhấn nút giặt đến khi có quần áo sạch - khô - thơm chỉ mất dưới 60 phút. Dịch vụ tự giặt sấy cũng có giá cả cạnh tranh do khách hàng sẽ chi trả theo lần giặt thay vì kilogram như tại các cửa hàng truyền thống.

Phần mềm quản lý thông minh cũng cho phép nhà đầu tư theo sát hiệu suất, năng lượng tiêu thụ và doanh thu trên từng máy, từng cửa hàng và toàn chuỗi kinh doanh.

sấy 1.jpg
 Cửa hàng tự giặt sấy tiện lợi đang thống lĩnh thị trường Thái Lan. Ảnh: ALS

Chi phí tối ưu, lợi nhuận hấp dẫn

Một trong những điểm hấp dẫn nhà đầu tư nhất của mô hình tự giặt sấy là chi phí vận hành tương đối thấp: mỗi cửa hàng có thể hoạt động không cần nhân viên trực, máy móc được thiết kế tiết kiệm điện, lượng sản phẩm giặt tẩy được tính toán tối ưu. 

Dự theo tự toán từ ALS, một cửa hàng tự giặt sấy có thể đạt lợi nhuận ròng từ 50 - 70% tuỳ vào mật độ dân cư.

sấy 2.jpg
 Cơ cấu chi phí cửa hàng dịch vụ ăn uống tại TP.HCM và Hà Nội so với cửa hàng tự giặt sấy. Ảnh: ALS

Với ưu thế này, tờ Bangkok Post cho biết, hiện nay, Alliance Laundry Systems (ALS), một trong những nhà sản xuất thiết bị dành cho cửa hàng tự giặt sấy hàng đầu thế giới, đang nắm 65% tiệm giặt ở Thái Lan với bốn thương hiệu: Speed Queen, Huebsch, Ipso, and Primus.

Các máy tại cửa hàng tự giặt sấy ALS được thiết kế dưới dạng mô-đun có thể dễ dàng tháo rời, vận chuyển và lắp đặt tại các địa điểm có nhu cầu cao, phù hợp với thị trường năng động tại Đông Nam Á.

Hệ thống hỗ trợ IoT từ ALS giúp việc quản lý mỗi ngày trở nên nhẹ nhàng hơn, cho phép nhà đầu tư cùng lúc quản lý nhiều công việc kinh doanh khác. Các máy giặt sấy công nghiệp này có tuổi thọ cao, hoạt động bền bỉ, việc sửa chữa và thay thế trang thiết bị cho cửa hàng gần như không đáng kể. Nhờ đó, nhà đầu tư vẫn có thể nhận được lợi nhuận tốt dù không tốn quá nhiều công sức vận hành.

Hiện các cửa hàng giặt sấy của ALS đang là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục với một mô hình kinh doanh lợi nhuận ổn định. Các nỗ lực thúc đẩy các cơ hội nhượng quyền giữa Thái Lan và Việt Nam cũng đang được thể hiện rõ trong các sự kiện gần đây. Như tuần lễ Cơ hội Kinh doanh và Nhượng quyền Thái Lan tháng 7 vừa qua là sự kiện quốc tế lớn về nhượng quyền thương hiệu với hơn 6000 nhà đầu tư từ 30 quốc gia đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

sấy 3.jpg
sấy 4.jpg
 Tuần lễ Cơ hội Kinh doanh & Nhượng quyền Thái Lan 2024. Ảnh: ALS

Khác với các loại hình truyền thống, việc ứng dụng công nghệ vào dịch vụ thiết yếu tạo nên một hệ sinh thái vững mạnh, dễ dàng lập chuỗi, ít gánh nặng vận hành và tối ưu chi phí.

Alliance Laundry Systems (ALS) được thành lập vào năm 1908, là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong lĩnh vực máy chuyên dụng cho các cửa hàng tự giặt sấy qua hơn 1.000 nhà phân phối tại hơn 140 quốc gia trên toàn cầu. 

Hơn trăm năm trong ngành, ALS đã xây dựng được mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho các đối tác phân phối và chủ đầu tư, bao gồm giải pháp sáng tạo, máy móc tối tân và dịch vụ chuyên nghiệp. 

Thông tin chi tiết: https://bit.ly/4cj5Pk6

Bích Đào