Tội phạm rửa tiền không phải là tội phạm truyền thống ở Việt Nam, nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam là “mảnh đất” được các đối tượng rửa tiền hướng đến. Để kiểm soát hoạt động này, ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế, một trong những đòi hỏi đặt ra là cần có cơ sở pháp lý xử lý đủ mạnh…

Thực tế, trong những năm gầy đây cho thấy, Việt Nam xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất tinh vi. 

Với thói quen giao dịch tiền mặt, Việt Nam có nguy cơ trở thành điểm đến của bọn tội phạm rửa tiền quốc tế. Nhận thức rõ những tác động xấu từ các hành vi rửa tiền đến kinh tế - xã hội, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, đặc biệt là việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. 

anhminhhoa.png

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2022 với nhiều nội dung mới, khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, Luật kết cấu gồm 4 Chương 66 Điều, giảm 1 Chương và tăng 16 Điều so với Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, trong đó có nhiều nội dung mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Đầu năm nay (2/2023), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 64/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1945/QĐ-NHNN về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu tổng quát là góp phần xây dựng một cơ chế phòng, chống rửa tiền có hiệu quả ở Việt Nam; thực hiện trách nhiệm là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền (APG), phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm thành viên của Việt Nam trong APG; góp phần bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tại Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009, Việt Nam đã đưa tội danh rửa tiền vào Điều 251, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCRT. Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tiếp tục bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. NHNN cũng ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác PCRT như: Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT; Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN...

Và từ năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG (nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị về chống tài trợ khủng bố của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF).

Chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Vện Kiếm sát nhân dân Tối cao, Tòa an nhân dân Tối cao, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan cùng phối hợp triển khai dự án. Qua đó, dự án đã tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho hơn hàng nghìn cán bộ tại các cơ quan hành pháp và tư pháp về phòng chống rửa tiền. Cùng với đó, Viêt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống rửa tiền...

Lê Tuyết Nhung, Nguyễn Hồng Hạnh

Tuyết Nhung và nhóm PV, BTV