Việt Nam có hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhưng tiêu thụ điện chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. Nếu các cơ sở này tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm, mỗi năm, cả nước tiết kiệm được 1,4 tỷ kWh, tương đương 2.700 tỷ đồng.

{keywords}
Nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là nhóm công nghiệp nặng vẫn đang tiêu tốn nhiều điện năng.

Nhiều ý kiến cho rằng hệ số đàn hồi còn cao có nhiều nguyên nhân; trong đó đến từ việc các công nghệ sản xuất cũ, hệ thống dây chuyền, máy móc tiêu hao nhiều năng lượng. Đồng thời chính ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế…, gây lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và làm giảm sức cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

Theo Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, tỷ trọng sử dụng năng lượng trong nền kinh tế thời gian qua là chưa cao, nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là nhóm công nghiệp nặng đang tiêu tốn nhiều điện, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không lớn. Một sản phẩm tại Thái Lan và Malaisia tạo ra tiêu tốn khoảng 1kWh điện, tại Việt Nam phải cần tới từ 1,5-2kWh điện.

Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng tiết kiệm điện năng tại các ngành công nghiệp còn rất nhiều dư địa. Chỉ cần mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cải tiến công nghệ, tiết kiệm điện một phần nhỏ, Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn tài nguyên rất lớn như vậy vừa sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, vừa tránh được nỗi lo thiếu điện cho sản xuất.

Với hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có thể nói rằng dư địa là rất lớn. Tương tự, với số khách hàng sinh hoạt hộ gia đình, tiêu thụ hơn 30% tổng điện năng tiêu thụ toàn quốc, nếu các hộ tiết kiệm 1% điện tiêu thụ mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm 630 triệu kWh, tương đương hơn 1.170 tỷ đồng.

Anh Phương