Bệnh được xác định lần đầu tiên ở Montenergro vào đầu những năm 1900 và hiện được biết là có mặt trên khắp thế giới.
Chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện năm 1997 tại Hồng Công nhiều khả năng là nguồn gây dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầm của nhiều nước châu Á từ cuối năm 2003 đến nay và đại dịch cúm trong tương lai.
Năm 1997, tiếp xúc với gia cầm sống trong vòng 1 tuần trước khi khởi phát bệnh có liên quan với bệnh ở người, trong khi ăn hoặc chế biến các sản phẩm gia cầm hoặc tiếp xúc với người bị bệnh cúm A (H5N1) không gây nguy cơ đáng kể . Tiếp xúc với gia cầm bệnh và làm thịt gia cầm có liên quan với huyết thanh dương tính với cúm A (H5N1).
Ảnh: Văn Giáp |
Trong đợt dịch mới đây, phần lớn bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, mặc dù không phải là những người làm nghề giết mổ gia cầm. Nhổ lông và chế biến gia cầm bệnh, ôm gà chọi, ăn tiết canh vịt hoặc thịt gia cầm chưa nấu chín đều đã được nhắc tới.
Tình trạng lây bệnh sang thú thuộc loài mèo đã thấy trong một số vườn bách thú ở Thái Lan do sử dụng gà bệnh làm thức ăn cho hổ và báo và lây bệnh sang mèo nhà trong thí nghiệm. Trong điều kiện thí nghiệm cũng đã thấy hiện tượng lây bệnh giữa các con thú thuộc họ mèo. Một số trường hợp nhiễm bệnh có thể khởi đầu bởi virus ủ bệnh ở thanh quản hoặc đường tiêu hóa.
Căn cứ vào khả năng sống của cúm A (H5N1) trong môi trường, về mặt lý thuyết có thể có nhiều mô hình lây truyền khác. Uống phải nước nhiễm bẩn trong khi bơi và sự tiếp xúc trực tiếp của niêm mạc mũi và kết mạc với nước nhiễm bẩn là một mô hình có thể xảy ra, cũng như tay nhiễm bẩn từ gia cầm bệnh. Việc sử dụng rộng rãi phân gia cầm chưa qua xử lý để làm phân bón cũng là một yếu tố nguy cơ.
Văn Giáp