Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Vĩnh Long, năm 2023, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2023 trên 60,8 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong năm 2023 ước giảm 0,49%/năm (vượt kế hoạch đề ra là 0,41%/năm). Cụ thể, đầu năm 2023 toàn tỉnh có 4.247 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,44% đến cuối năm 2023 giảm còn 2.808 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,95%.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, dự kiến tới cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 2.808 hộ nghèo ở 107 xã, phường, thị trấn với 652 ấp, khóm, khu có hộ nghèo (100 ấp, khóm khu không có hộ nghèo). Đa số các hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản như về việc làm, người phụ thuộc trong gia đình, bảo hiểm y tế, nhà ở, thông tin, nước sinh hoạt và vệ sinh. Có 1.571 hộ nghèo không khả năng thoát nghèo chiếm 0,53% tổng số hộ dân, phần lớn là đối tượng bảo trợ xã hội, đông người phụ thuộc và đối tượng thuộc dạng hộ không có người lao động.

Có được kết quả này là nhờ thời gian qua Vĩnh Long đã chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng lợi từ chương trình giảm nghèo; từ đó, chủ động, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tích cực vận động Nhân dân tận dụng thời cơ, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, lợi thế của từng địa phương để tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân.

Đặc biệt, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ theo cụm xã, theo các hợp tác xã, nhằm hỗ trợ các hộ không có tư liệu sản xuất có việc làm và tăng thu nhập. Nghiên cứu thành lập các Tổ dịch vụ lao động để giải quyết việc làm cho số lao động nông nhàn tại địa phương. Đồng thời cần phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, hình thành vùng nguyên liệu có quy mô lớn, phối hợp với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp họ cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững. Rà soát chính xác nguyên nhân hộ nghèo, cận nghèo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và đề ra giải pháp giảm nghèo phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai các mô hình đa dạng hóa sinh kế hỗ trợ nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. 

Vốn vay ưu đãi đã thực sự giúp nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn ở Vĩnh Long có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt…, qua đó vươn lên thoát nghèo góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới Vĩnh Long trong nhiều năm qua.

W-a1-thach-thi-bong-5196-1.jpg
Gia đình chị Thạch Thị Bông, dân tộc Khmer ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, nhờ chịu khó làm ăn, đàn gia súc phát triển tốt là tài sản chính giúp gia đình cơ bản thoát nghèo.
W-a2-thach-thi-bong-5168-1.jpg
Đàn bò của gia đình chị Thạch Thị Bông tăng lên hàng năm.
W-a4-kim-thi-len-5097-1.jpg
Gia đình bà Kim Thị Lên, dân tộc Khmer ở ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, gia đình trước đây hết sức khó khăn bởi con nhỏ, chồng ốm yếu, được vay 30 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư nuôi bò sinh sản sau 4 năm đã có đàn bò 4 con, gia đình có cơ hội thoát nghèo.
W-a5-kim-thi-len-5079-1.jpg
Cán bộ NHCS huyện Tam Bình và cấp hội nhận ủy thác kiểm tra, động viên hộ vay tại xã Loan Mỹ.
W-a5-le-cong-tan-5032-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình ông Lê Công Tân ở ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ có điều kiện mở rộng, chăm sóc hàng ngàn m2 vườn chôm chôm cho hiệu quả kinh tế cao.
W-a6-img-5066-2.jpg
Vườn chôm của gia đình ông Tân sai trĩu quả.
W-a7-ng-thanh-tan-4868-1.jpg
Gia đình anh Nguyễn Thanh Tân ở Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư nuôi lươn giống cho thu nhập tốt.
W-a8ng-thanh-tan-4879-1.jpg
Trang trại nuôi lươn đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho những thành viên gia đình anh Tân.

Anh

W-a9ng-thanh-tan-4908-1.jpg
Anh Tân đang chăm sóc lươn tại trang trại của gia đình.
W-a10ng-thanh-tan-4925-1.jpg
W-a11-ng-duc-tin-4953-1.jpg
Từ nguồn vốn vay 10 triệu hộ nghèo trước đây, rồi thoát nghèo được vay 25 triệu chương trình hộ thoát nghèo, gia đình ông Nguyễn Đức Tín ở ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ có điều kiện cải tạo hàng ngàn m2 nhãn mỗi năm trừ chi phí còn lãi hàng chục triệu đồng, ông cũng được bà con tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ vay vốn hội nông dân.
W-a12-ng-duc-tin-4978-1.jpg
Ông Tín đưa cán bộ NHCS đi thăm vườn nhãn của gia đình.
W-a14-cty-nong-trang-4788-1.jpg
Sinh viên thực tập tại công ty Nông trang ở xã Phú Quới, huyện Long Hồ.
W-a15-cty-nong-trang-4799-1.jpg
Thành lập từ 2007, được NHCXH cho vay 30 triệu đồng, Công ty Nông trang ở xã Phú Quới, huyện Long Hồ chuyên sản xuất cây giống chất lượng cao và các sản phẩm nông nghiệp sạch đã ổnđịnh việc làm cho hàng chục lao động và hàng ngàn lượt sinh viên đến thực hành tại Công ty.
W-a16-img-5240-2.jpg
Những đồng ruộng đem lại no ấm cho bà con ở Vĩnh Long.

Xuân Quý, Văn Điệp và nhóm PV