Tin tức giả mạo vẫn lan truyền trên Facebook dù Mark Zuckerburg cam kết chống tin giả. |
Nhóm hoạt động Avaaz đã phân tích và nhấn mạnh cách các thông tin sai lệch có thể được truy cập rộng rãi trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, mặc dù Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của công ty, đã cam kết chống lại thông tin sai lệch trên mạng toàn cầu. Những tin tức giả mạo này thường thường nhắm vào các nhân vật chính trị như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Tổng thống Donald Trump.
Nghiên cứu cũng ghi nhận sự tinh vi ngày càng tăng trong cách tin tức giả mạo nhắm đến người dùng Facebook. Những kẻ phát tán tin giả hướng tới các chiến thuật phức tạp hơn chứ không chỉ là các chiến dịch quảng cáo chính trị.
Avaaz không nói rõ liệu việc chia sẻ thông tin sai lệch này là một phần của chiến dịch lừa dối trực tuyến rộng hơn hay chỉ đơn thuần là người dùng Facebook tự chia sẻ các thông tin đó một cách mù quáng.
“Vấn đề có thể trở thành một thảm họa Titanic”, Fadi Quran, Giám đốc chiến dịch tại Avaaz, nói về cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ. “Facebook không minh bạch về vấn đề này. Không rõ bao nhiêu nội dung sai lệch như vậy đang được lan truyền”.
Phát hiện này được đưa ra khi Facebook tiếp tục đối mặt với những lời chỉ trích, đặc biệt là từ đảng Dân chủ, vì chính sách từ chối kiểm tra thực tế các chiến dịch quảng cáo và do Facebook thất bại, không thể gỡ bỏ thông tin sai lệch.
Phản ứng với những phân tích này, Facebook cho biết họ vẫn tiếp tục nhận được các báo cáo giả mạo trên mạng lưới và đã tạo ra các nhãn cảnh báo (report) được gắn thẻ vào những nội dung có khả năng giả mạo. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung vẫn lọt ra khỏi sự kiểm soát của Facebook.
Nhóm phân tích đã xem xét 100 thông tin chính trị giả mạo được bình luận, chia sẻ nhiều nhất trên Facebook trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến 31/10. Cuối cùng, họ nhận ra thông tin giả mạo chủ yếu xuất phát từ các trang web đảng phái cánh hữu hoặc cánh tả tự xưng là phương tiện truyền thông hợp pháp - đã được đăng 2,3 triệu lần trên Facebook và đã thu được gần 9 triệu lượt tương tác thông qua các bình luận, "thích" hoặc chia sẻ lên các tài khoản Facebook. Nhóm ước tính rằng, tổng cộng, thông tin sai lệch đã được xem 158 triệu lần kể từ đầu năm.
Gần 40% các thông tin sai lệch này đã được lan truyền bởi chính các người dùng Facebook, 35% thông tin sai lệch được những kẻ tuyên truyền cố ý chia sẻ, 19% do các trang truyền thông trên Facebook chia sẻ. Chỉ 1% thông tin được các hãng truyền thông chính thống chia sẻ.
Khi các nhà vận động chính trị chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm tới, Avaaz cũng lưu ý rằng mức độ tương tác của Facebook với các báo cáo sai lệch này đã tăng đáng kể trong 3 tháng qua khi những thông điệp chính trị bắt đầu được chia sẻ nhiều hơn giữa các cử tri tiềm năng.
Kinh Quran, Giám đốc chiến dịch của nhóm phân tích, cho biết điều này một phần là do các chiến thuật sai lệch, trong đó những kẻ lừa đảo bám vào nội dung hiện có trên Facebook để truyền bá thông điệp chính trị của họ. Nhiều trong số các chiến thuật này dựa trên luồng tin tức sai lệch từ các trang web bên ngoài hệ sinh thái kỹ thuật số Facebook, sau đó được chia sẻ rộng rãi bởi người dùng mạng xã hội.
Sau cuộc bầu cử năm 2016, Zuckerberg cho biết công ty của ông sẽ kiểm soát thông tin sai lệch thông qua sự kết hợp giữa công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và công nghệ mới, sẽ loại bỏ những kẻ phạm tội tồi tệ nhất. Nhưng với tình hình hiện nay, rõ ràng vấn nạn tin giả, tin sai sự thật vẫn đang lan truyền trên Facebook, và hậu quả của nó có thể là một thảm họa to lớn sẽ xảy ra.