"Chúng tôi đang hứng chịu đại dịch chủ yếu xảy ra với người chưa tiêm chủng", báo Washington Post dẫn lời Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói tại một cuộc họp báo.

{keywords}
Nhân viên y tế đưa người nhiễm Covid-19 đến bệnh viện ở ngoại ô Moscow, Nga. Ảnh: AP 

Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Đức hiện thấp hơn Anh và Pháp. Tỷ lệ trung bình của toàn Liên minh châu Âu (EU) đạt 65%, chủ yếu nhờ các quốc gia có nhiều người tiêm như Bồ Đào Nha, còn ở một số nơi khác, tiến độ chủng ngừa vẫn đang "sa lầy". Chẳng hạn, mới chỉ 1/3 dân số Romania được tiêm vắc xin đầy đủ. Khoảng 57% dân số ở Cộng hòa Séc đã tiêm 2 mũi.

Ở Nga, số ca nhiễm "hiện được ghi nhận cao chưa từng có". Tâm lý e ngại vắc xin được cho là nguyên nhân chính và thông tin sai lệch về vắc xin "lan truyền nhanh như virus", Elizabeth King, giáo sư Trường Y tế Công thuộc Đại học Michigan, bình luận.

Các thuyết âm mưu cả về Covid-19 và vắc xin cũng khiến nhiều người ở Bulgaria e dè tiêm chủng. "Những người trong cộng đồng của tôi không muốn đi tiêm. Họ lo sợ và nghe tin từ nhiều nguồn rằng họ có thể sẽ chết", Kapka Georgieva, một phụ nữ Bulgaria đã tiêm phòng, phản ánh. 

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky mới đây đã lên tiếng kêu gọi người dân đi tiêm ngừa Covid-19 và khẳng định đây là giải pháp duy nhất chống lại dịch bệnh. Tỷ lệ tiêm đủ vắc xin ở quốc gia Đông Âu này hiện chưa đến 20%.  

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Thanh Hảo

Từ 'vô địch tiêm vắc xin ' đến nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới

Từ 'vô địch tiêm vắc xin ' đến nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới

Ở Romania, 65% dân số vẫn chưa được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tại sao chính phủ không thể xử lý được tình hình?