1. Tỉnh duy nhất Việt Nam tên gọi có ba từ thuộc vùng nào?
-
Đông Nam Bộ
0%
- Đồng bằng sông Cửu Long
0%- Tây Nguyên
0%- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
0%Chính xácThừa Thiên – Huế là tỉnh duy nhất Việt Nam tên gọi có ba từ, đồng thời cũng là tỉnh có tên gọi dài nhất nước ta với 12 chữ cái. Đây là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có diện tích khoảng 4.947km2.
Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I. Theo quyết định này, phạm vi đánh giá phân loại đô thị là toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của tỉnh. Khu vực nội thành là khu vực dự kiến thành lập 2 quận trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên là 266km2.
2. Tỉnh này có tên thành phố trực thuộc ngắn nhất, đúng hay sai?
-
Sai
0%
- Đúng
0%Chính xácTỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế. Đây là tỉnh lỵ có tên gọi ngắn nhất Việt Nam, chỉ ba chữ cái. Huế từng là kinh đô của người Việt trong hơn 150 năm. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, thành phố này trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước với nhiều địa danh nổi tiếng như sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, di tích cố đô… Hiện Huế sở hữu tới 5 danh hiệu UNESCO về di sản.
3. Thành phố có tên ngắn nhất miền Bắc thuộc tỉnh nào?
-
Hà Nam
0%
- Bắc Ninh
0%- Sơn La
0%- Cả 3 tỉnh trên
0%Chính xácThành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) và thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) là 3 thành phố có tên gọi chỉ với 5 chữ cái, ngắn nhất trong 25 tỉnh, thành ở miền Bắc. Thành phố Sơn La và Phủ Lý cùng thành lập từ năm 2008, trong đó Sơn La có diện tích khoảng 323km2, Phủ Lý rộng hơn 87km2. Thành phố Từ Sơn rộng 61km2 được thành lập muộn hơn, vào cuối năm 2021, sau 13 năm từ huyện trở thành thị xã.
4. Huyện có tên ngắn nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
-
Đắk Lắk
0%
- Gia Lai
0%- Kon Tum
0%- Bến Tre
0%Chính xácHuyện Lắk là huyện có tên ngắn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích khoảng 1.250km2. Trên địa bàn huyện Lắk có núi, cao nguyên thung lũng, sông suối và các đầm hồ.
Huyện Lắk nằm phía đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Chư Jang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt.
5. Huyện có tên dài nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào?
-
Cà Mau
0%
- Tây Ninh
0%- Bến Tre
0%- Long An
0%Chính xácHuyện Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh là huyện có tên dài nhất Việt Nam. Địa phương này được đặt theo tên của nhà cách mạng Dương Minh Châu (1912 – 1947), quê lại tổng Hòa Ninh, huyện Châu Thành (nay là phường 1, Tây Ninh).
Dương Minh Châu từng tham gia mặt trận chống thực dân Pháp trong nhiều năm tại Nam Bộ, sau đó trở thành Đại biểu Quốc hội khóa 1 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Tây Ninh. Năm 1947, ông hy sinh trong một trận càn của giặc Pháp tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh, khi mới 35 tuổi. Hiện tên của ông được đặt cho nhiều địa danh tại Tây Ninh, Rạch Giá và Pleiku…
- Tây Ninh
- Gia Lai
- Bắc Ninh
- Đúng
- Đồng bằng sông Cửu Long