1. Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành?

  • 10
    0%
  • 11
    0%
  • 12
    0%
  • 13
    0%
Chính xác

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hay Miền Tây, có phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Nơi đây có tổng diện tích hơn 40.000km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

2. Tỉnh nào có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long?

  • Cà Mau
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • Long An
    0%
  • An Giang
    0%
Chính xác

Với diện tích tự nhiên hơn 6.300km2, Kiên Giang có diện tích tự nhiên lớn nhất trong số 13 tỉnh, thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xếp sau đó là Cà Mau với khoảng 5.300km2, Long An với khoảng 4.500km2.

Xét trong khu vực miền Nam (Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ), Kiên Giang có diện tích lớn thứ 2, chỉ sau tỉnh Bình Phước.

3. Tỉnh nào đông dân nhất đồng bằng sông Cửu Long?

  • An Giang
    0%
  • Long An
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • Tiền Giang
    0%
Chính xác

Dù có diện tích đứng thứ 4 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An, nhưng An Giang đứng đầu về dân số, với khoảng 2,4 triệu dân. Tỉnh có dân số thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang với hơn 950.000 dân.

4. Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nào sau đây không giáp biển?

  • Trà Vinh
    0%
  • Bến Tre
    0%
  • Bạc Liêu
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
Chính xác

Vĩnh Long là tỉnh không giáp biển. Tuy nhiên, địa phương này lại nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu.

Trung tâm Vĩnh Long cách TP. HCM khoảng 100km về phía Nam, cách TP. Cần Thơ khoảng 33km về phía Bắc.

Địa hình của tỉnh thuộc dạng đồng bằng ngập lụt cửa sông, độ cao trung bình khoảng 0,6-1,2m so với mực nước biển. Vĩnh Long thuộc một trong các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình biến đổi khí hậu, dẫn đến mất đất và ngập mặn.

5. Tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”?

  • Kiên Giang
    0%
  • Tiền Giang
    0%
  • Hậu Giang
    0%
  • An Giang
    0%
Chính xác

Tỉnh Tiền Giang được xem như “Vương quốc trái cây” của miền Nam. Sản lượng trái cây của tỉnh thường xuyên dẫn đầu cả nước.

Theo thống kê cuối năm 2021, diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt 82.000ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Huyện Cái Bè có diện tích cây ăn trái lớn nhất, đạt 22.000ha.

Một số loại sản vật nổi tiếng của tỉnh có thể kể đến như sầu riêng (Cai Lậy), thanh long (Chợ Gạo), dứa (Tân Phước), xoài cát (Hòa Lộc), mãng cầu xiêm (Tân Phú Đông)...