1. Đây là tỉnh nào?

  • Sơn La
  • Điện Biên
  • Lai Châu
  • Lào Cai
Chính xác

Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km. Điện Biên giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía Tây Bắc và giáp tỉnh Phongsalo, Luang Prabang của Lào về phía Tây, Tây Nam.

Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với cả Lào và Trung Quốc. Trong đó, đường biên giới với Lào dài khoảng 360km, đường biên giới với Trung Quốc dài 40,86km.

2. Tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Điện Biên?

  • Lào Cai
  • Yên Bái
  • Lai Châu
  • Hòa Bình
Chính xác

Điện Biên giáp tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc. Địa hình tại đây rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Do đó, để tiếp cận Điện Biên bằng đường bộ khá khó khăn và tốn thời gian.

Hiện tại, tỉnh Điện Biên đã có sân bay Điện Biên Phủ, với các đường bay Điện Biên – Hà Nội, Hà Nội – Điện Biên, TP.HCM – Điện Biên. Vì vậy, việc di chuyển của người dân trở nên thuận tiện hơn.

3. Tên gọi của tỉnh này xuất hiện dưới thời vua triều Nguyễn nào?

  • Minh Mạng
  • Thiệu Trị
  • Tự Đức
  • Dục Đức
Chính xác

Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt từ năm 1841. Khi mới hình thành, Phủ Điện Biên (hay Điện Biên Phủ) gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo, Lai Châu.

Theo nghĩa Hán Việt, “điện” có nghĩa vững chãi, “biên” chỉ vùng đất biên giới. Điện Biên tức miền biên giới vững chãi.

4. Thực dân Pháp từng thất bại trong trận Điện Biên Phủ. Trận đánh này kết thúc vào thời gian nào?

  • 7/5/1953
  • 7/5/1954
  • 7/5/1955
  • 7/5/1956
Chính xác

Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh lớn nhất giữa Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp. Trận đánh diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu cũ (nay là thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

5. Di tích thành Bản Phủ tại Điện Biên gắn liền với tên tuổi vị thủ lĩnh khởi nghĩa nào?

  • Hoàng Công Chất
  • Phan Bá Vành
  • Nguyễn Dương Hưng
  • Nguyễn Hữu Cầu
Chính xác

Dưới thời vua Lê Dụ Tông, triều đình bị chúa Trịnh nắm hết quyền hành. Miền Tây Bắc bấy giờ có nhiều toán giặc cướp ở Thượng Lào và Nam Trung Quốc tràn xuống cướp bóc, tàn phá.

Để đối phó, thủ lĩnh dân tộc Thái tại Mường Thanh là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đã tập hợp nhân dân đứng lên chống giặc, tuy nhiên lực lượng còn yếu, chịu nhiều tổn thất. Đến khi gặp được nghĩa quân của Hoàng Công Chất (đang chuyển căn cứ lên Mường Thanh), hai bên bắt tay và thành công đánh đuổi giặc cướp ra khỏi bờ cõi.

Sau đó, Hoàng Công Chất cho xây dựng thành Chiềng Lề (nay là thành Bản Phủ), tiếp tục chống lại thế lực nhà Trịnh. Đồng thời, ông cũng tổ chức chia ruộng, duy trì an ninh, giúp nhân dân trong vùng yên ổn làm ăn. Hiện ở thành Bản Phủ vẫn còn đền thờ Hoàng Công Chất và các bộ tướng của ông.