1. Tỉnh nào nhỏ nhất nhưng có nhiều trạng nguyên nhất nước ta?

  • Hà Nam
    0%
  • Bắc Ninh
    0%
  • Hưng Yên
    0%
  • Nam Định
    0%
Chính xác

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích khoảng 823 km2, nhỏ hơn khoảng 20 lần so với tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng đây lại là địa phương nổi tiếng về khoa bảng. Có tới 17 vị trạng nguyên và hàng trăm đại khoa được sinh ra từ quê hương Bắc Ninh.

2. Trạng nguyên nào của tỉnh này có 9 lần đi thi, 50 tuổi mới đỗ trạng nguyên?

  • Lê Văn Thịnh
    0%
  • Nguyễn Đức Chính
    0%
  • Lý Đạo Tái
    0%
  • Lưu Thúc Kiệm
    0%
Chính xác

Nguyễn Xuân Chính (1587 - ?) là người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, nay là xã Phủ Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ông đã đi thi 9 lần, tuy nhiên, đến khoa thi năm Đinh Sửu (1637) dưới thời vua Lê Thần Tông, ông mới đỗ trạng nguyên. Lúc này, Nguyễn Đức Chính đã 50 tuổi, ông là vị trạng nguyên nhiều tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng của nước ta.

3. Người Bắc Ninh nào đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên của nước ta?

  • Lý Đạo Tái
    0%
  • Nguyễn Quang Bật
    0%
  • Lê Văn Thịnh
    0%
  • Hoàng Văn Tán
    0%
Chính xác

Lê Văn Thịnh (1038 - 1096) là người đỗ đầu trong kỳ thi năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Đây là kỳ thi nho học đầu tiên của nước ta. 

Lê Văn Thịnh làm quan đến chức Thái sư. Năm 1084, ông dẫn đầu đoàn ngoại giao nghị bàn vấn đề cương thổ với nhà Tống. Cuối cùng, ông thành công lấy lại 6 huyện và 3 động, thuộc châu Quảng Nguyên về cho Đại Việt.

Về sau, ông bị cáo buộc âm mưu giết vua trong vụ án “Hồ Dâm Đàm”. Ông bị xử đi đày và qua đời vì tuổi già sức yếu. Hiện đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh vẫn còn bức tượng xà thần. Tượng có hình con rắn lớn miệng tự cắn đuôi, chân tự xé mình, thể hiện cho nỗi oan khuất của ông.

Một số tài liệu gọi Lê Văn Thịnh là vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, có một số tranh cãi cho rằng, dưới thời nhà Lý, triều đình chưa định ra chế Tam khôi (lấy trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa), nên Lê Văn Thịnh không được phong trạng nguyên.

4. Sau khi đặt ra danh hiệu Tam khôi, ai là người đầu tiên đỗ trạng nguyên?

  • Nguyễn Quan Quang
    0%
  • Trần Quốc Lặc
    0%
  • Mạc Đĩnh Chi
    0%
  • Nguyễn Trực
    0%
Chính xác

Tam khôi là ba danh hiệu cao nhất của học vị tiến sĩ. Danh hiệu này xác định tại kỳ thi Đình, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.

Nguyễn Quan Quang (1222 - ?), người Bắc Ninh, được ghi nhận là trạng nguyên đầu tiên sau khi danh hiệu tam khôi xuất hiện vào năm 1246 dưới triều nhà Trần.

Trong danh sách 47 vị trạng nguyên tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), tên của Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang cũng được ghi đầu tiên, sau đó mới tới Nguyễn Hiền.

5. Ai là người Bắc Ninh cuối cùng đỗ trạng nguyên?

  • Trịnh Huệ
    0%
  • Nguyễn Đăng Đạo
    0%
  • Đặng Công Chất
    0%
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
    0%
Chính xác

Nguyễn Đăng Đạo (1651 - 1719) là một trong số ít trạng nguyên làm quan đến chức Tể tướng dưới thời Lê Trung Hưng. Ông là người xã Hoài Bão, tổng Nội Duệ, nay là xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, thân phụ Nguyễn Đăng Đạo là cụ Nguyễn Đăng Minh, từng giữ chức Tế tửu Quốc tử giám (hiệu trưởng). Năm 1697, Nguyễn Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh, Trung Quốc. Tài năng của ông đã khiến triều đình nhà Thanh và sứ thần các nước phải kinh ngạc.