Công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững. Giảm nghèo vì thế đã trở thành một chủ trương lớn, một chương trình của quốc gia, giàu tính nhân văn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt quá trình phát triển của đất nước.

Những giải pháp mà Việt Nam đề xuất tại phiên họp này tập trung vào giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ra đói nghèo và bất bình đẳng. Đó là cần tăng cường giáo dục, đào tạo, tạo công ăn việc làm, cải thiện sự gắn kết giữa các chính sách bảo trợ xã hội và nông nghiệp.

{keywords}
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tinh thần “Vì người nghèo” mang đậm chất nhân văn sâu sắc, công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tinh thần “Vì người nghèo” mang đậm chất nhân văn sâu sắc, công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tỉ lệ hộ đói, nghèo đã giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 8,3% năm 2004. Năm 2000, Việt Nam cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh niên.

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc ngày 11/11/2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015). Giai đoạn 2010 - 2015, tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,88% năm 2015 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Đặc biệt, nhiều mô hình, điển hình giảm nghèo được phát hiện và nhân rộng. Nhiều người nghèo đã viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo trên khắp cả nước, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội, góp phần động viên, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, từng bước khắc phục tính trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc chung tay chăm lo cho người nghèo một cách thiết thực, hiệu quả.

Từ thực tế chất lượng cuộc sống của con người liên quan đến nhiều khía cạnh khác ngoài thu nhập, năm 2014, Việt Nam đã xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2015, Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, đánh dấu bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ đo lường nghèo theo thu nhập sang đo lường nghèo đa chiều.

Theo đó, xác định chuẩn nghèo mới thay thế cho chuẩn nghèo cũ với các tiêu chí thoát nghèo cao hơn. Chuẩn nghèo xác định theo 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Những chỉ tiêu này xác định mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Việc sử dụng chuẩn nghèo quốc gia không những là cần thiết cho việc xây dựng các chính sách, chương trình giảm nghèo và cho công tác giám sát nghèo ở Việt Nam mà còn giúp Việt Nam theo dõi tiến độ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG).

Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều để giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh. Để nâng cao hiệu quả của chính sách, Chính phủ đã gộp tất cả các chương trình xóa đói, giảm nghèo lại thành một chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

Trong đó bao gồm 5 dự án thành phần là: Chương trình 30a (giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo); Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi); Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Như Sỹ