Bàn tính gảy này được phát minh từ thời cổ đại như một công cụ để tính toán và tổng hợp các khoản tiền lớn. Nó được cho là có nguồn gốc ở Babylon khoảng 5.000 năm trước.
Người ta cũng cho rằng bàn tính này đã được mang tới Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ 16. Các trường tư thục nhỏ rất phổ biến đầu thời kỳ Edo (những năm 1600) thường dạy đọc, viết và số học. Kể từ đó, việc sử dụng bàn tính này đã được nhân rộng ra khắp Nhật Bản.
Trong thời đại Showa (những năm 1900), rất nhiều trường học dạy bàn tính này được ra đời. Công cụ cổ đại này giờ đã bị lãng quên ở nhiều nơi. Nhưng tại Nhật Bản, hàng ngàn học sinh vẫn học tính trên bàn tính này.
Trong chương trình học, lớp học bàn tính gảy sẽ được bố trí cho học sinh lớp ba và lớp bốn, bậc tiểu học. Tuy nhiên, số tiết sẽ không nhiều.
Vì thế, nhiều học sinh đã tham gia các lớp học bàn tính sau khi tan học. Các lớp học này thu hút học sinh từ 5-20 tuổi. Các học sinh đều được cấp bằng “kyu” hoặc “dan”… … tương đương với màu sắc đai khác nhau trong môn võ thuật.
“10 dan” là điểm cao nhất, nghĩa là khả năng tính toán nhanh như chớp và rất chính xác.
Theo BBC Reel
Thói quen dọn dẹp của học sinh Nhật Bản
Ở Nhật Bản, trẻ em phải dọn dẹp lớp học của mình mỗi ngày. Các học sinh cho rằng đây là một việc làm cần thiết vì lớp học luôn được sạch sẽ.