{keywords}
Nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng. Ảnh: EVNSPC

Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), so với tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời tăng 96MWp, do có thêm 2 nhà máy điện mặt trời mới. Đó là Nhà máy Điện mặt trời Hàm Kiệm tại tỉnh Bình Thuận và Nhà máy Điện mặt trời hồ Núi Một 1 tại tỉnh Ninh Thuận.

Tổng công ty cũng cho biết, trong tháng 10/2020, sản lượng điện mà 57 nhà máy điện mặt trời này đóng góp đạt hơn 276 triệu kWh, chiếm 4,95% sản lượng điện nhận toàn hệ thống của EVNSPC. Như vậy, 10 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện mặt trời là 2 tỷ 266 triệu kWh, chiếm 4,43% tổng lũy kế điện nhận toàn hệ thống.

Việc các nhà máy điện mặt trời đóng điện, đi vào vận hành đã bổ sung nguồn điện quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân tại các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Tại nước ta, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Hải Lam

Sơn La quy hoạch phát triển hệ thống điện mặt trời

Sơn La quy hoạch phát triển hệ thống điện mặt trời

Theo dự kiến, đến năm 2025, Sơn La sẽ phát triển 600MWp điện mặt trời. Trong đó có 500MWp điện mặt trời mặt đất và 100MWp mặt mái nhà.