Tổng thống Lee Myung-bak hôm nay (3/1) cam kết không để Bình Nhưỡng “xâm phạm dù chỉ là cm” lãnh thổ Hàn Quốc. Nhưng ông cũng mở rộng cánh cửa về khả năng đàm phán hòa bình, nhấn mạnh rằng, việc giải trừ quân bị của Triều Tiên có thể dẫn đến viện trợ kinh tế từ Seoul.
Hàn Quốc muốn họp khẩn về hạt nhân Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới Hàn bàn chuyện Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên: Khi đường giới hạn thành nơi đụng độ
Tổng thống Hàn Quốc không ngại chiến tranh với Triều Tiên
Điều gì sẽ đến trên bán đảo Triều Tiên?
Mỹ - Trung phản ứng sau tuyên bố của Triều Tiên
Triều Tiên: Chiến tranh lạnh mới ở Đông Á?
Triều Tiên tuyên bố chiến tranh thần thánh
Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc khẳng định: “Nếu Triều Tiên thể hiện thiện ý, chúng ta sẽ sẵn sàng và lên kế hoạch hợp tác kinh tế”. Washington và Seoul đã yêu cầu Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết giải trừ hạt nhân trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Tổng
thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Ảnh: Reuters
"Tình huống trước và sau hành động khiêu khích nhằm vào đảo Yeonpyeong không thể xảy ra lần nữa”, ông Lee nói. “Bất kể sự khiêu khích nào có nguy cơ đe dọa cuộc sống và tài sản của chúng ta sẽ không được dung thứ. Nó sẽ cần sự đáp trả cứng rắn, mạnh mẽ”.
Nội các của ông Lee đã bị chỉ trích mạnh mẽ về hành động chậm chạp và yếu ớt sau vụ quân đội Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Hàn Quốc ở gần biên giới biển tranh chấp. Đây cũng là vụ tấn công đầu tiên nhằm vào dân thường kể từ sau Chiến tranh 1950 - 1953. Ông Lee đã thay thế Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều quan chức an ninh khác, tăng cường điều động quân đội và vũ khí tới Yeonpyeong, hòn đảo chỉ cách bờ biển Triều Tiên 11km.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh: “Sau làn sóng khủng bố 11/9. Mỹ đã cân nhắc và đưa ra các biện pháp an ninh, những chiến lược mới, vì an ninh bị đe dọa. Vụ nã pháo vào đảo Yseonpyeong cũng là cơ hội để chúng ta xem xét lại khả năng phòng thủ và cải thiện toàn bộ khả năng ấy. Không thể trì hoãn trong việc thiết lập các biện pháp an ninh”.
Tuy đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, ông Lee cũng khẳng định, hòa bình giữa hai miền Triều Tiên vẫn là điều có thể. “Cánh cửa đàm phán vẫn mở”, ông nói.
Kể từ khi ông Lee nhậm chức, quan hệ hai miền Triều Tiên gặp nhiều căng thẳng khi ông đảo ngược lại các chính sách được thực thi từ những chính quyền trước. Khi trở thành Tổng thống đầu năm 2008, ông Lee đã dừng viện trợ vô điều kiện cho Triều Tiên, và yêu cầu sự viện trợ này phải gắn với tiến triển trong nỗ lực giải trừ của Bình Nhưỡng.
Về lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình. Vụ nã pháo ngày 23/11 đã làm quan hệ hai miền lâm vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Hàn Quốc sau đó đã thực hiện hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần cả biên giới biển cũng như đất liền, đặt an ninh khu vực trong tình trạng báo động, người dân phấp phỏng lo sợ chiến tranh bùng nổ.
Phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc đưa ra sau hai ngày khi Triều Tiên cũng có thông điệp chào Năm mới. Bình Nhưỡng đã kêu gọi quan hệ tốt hơn và nối lại các dự án chung với Hàn Quốc. Họ cũng tái khẳng định cam kết phi hạt nhân trên bán đảo và cảnh báo rằng, chiến tranh sẽ châm ngòi cho một cuộc “hủy diệt hạt nhân”.
Trong khi đó, Mỹ - nước có 28.000 quân đóng ở Hàn Quốc, vẫn tiếp tục thúc đẩy các biện pháp ngoại giao để tìm con đường tháo gỡ căng thẳng. Đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống, Stephen Bosworth, và Sung Kim, phái viên Mỹ về đàm phán giải trừ hạt nhân sẽ tới Seoul ngày mai, và sau đó tiếp tục công du đến Bắc Kinh và Tokyo trong tuần này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến thăm Seoul tuần tới.
Trước đó, vào ngày 28/12, hãng tin Reuters đưa tin, Mỹ sẽ triển khai tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan đến khu vực Đông Bắc Á trong năm 2011. Đây sẽ là tàu sân bay thứ ba gia nhập hạm đội của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Hiện quân đội Mỹ đã có tàu sân bay hạt nhân USS George Washington đang neo đậu ở Nhật Bản và chiếc thứ hai là USS Carl Vinson vừa đến đảo Guam.
-
Thái An (Theo AP, Reuters)