Ngoài 19 quận nội thành, hiện nay TP.HCM có 5 huyện gồm Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè là những nơi còn nhiều diện tích đất nông nghiệp.
Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ nhiều mô hình điển hình trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong khá nổi tiếng.
(Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng) |
Mô hình hình chăn nuôi bò, bò sữa; trồng rau an toàn theo chuẩn VietGap tại huyện Củ Chi.
Mô hình tạo hình bon sai cây kiểng xã Đa Phước; nuôi cá Kiểng xã Tân Nhựt; trồng rau xã Tân Quý Tây; trồng mai xã Bình Lợi; trồng lan Dendro xã An Phú Tây ở huyện Bình Chánh.
Mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trãi bạt; nuôi tôm; nuôi hàu lấy thịt ở huyện Cần Giờ.
Trong 10 năm qua (2010 đến 30/6/2019), công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao đông nông thôn ở TP.HCM đã được thực hiện chu đáo, kịp thời, đúng quy định, mang lại hiệu quả.
Một số bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hoặc chuyển đổi nghề.
Thành phố cũng triển khai nhân rộng một số mô hình dạy nghề đạt hiệu quả giúp người dân tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Số lao động nông thôn được học nghề trong 10 năm (2010 -30/6/2019) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, một số bộ phận lao động nông thôn đã chuyển sang lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp theo quá trình đô thị hóa.
Bên cạnh đó người dân đã dần nhận thức được vai trò của việc học nghề, học là để nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, trong chăn nuôi, trồng trọt. Từ đó, mạnh dạn chuyển đổi nghề nhằm tạo thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Đội ngũ cán bộ, công chức xã được tăng cường tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
L.Huyền