Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, về lâu dài, phải đảm bảo an sinh cho người dân trước tác động rất lớn của dịch Covid-19.
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi |
Ông Mãi cũng thông tin, hiện nay, số liệu thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn thành phố có 2 triệu hộ với 5,3 triệu nhân khẩu gặp khó khăn cần hỗ trợ an sinh.
Qua đó, ông thay mặt UBND TP đề xuất mức hỗ trợ 750.000 đồng/người/tháng (tổng kinh phí gần 8.000 tỷ đồng).
“Các sở, ban, ngành và địa phương rà soát, lập danh sách đầy đủ những người khó khăn cần hỗ trợ gói an sinh này. Sau đó, quản lý bằng công nghệ và TP sẽ chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp đến số tài khoản người dân”, ông Mãi đề nghị.
Ông yêu cầu các địa phương phải làm chặt chẽ để không ai bị bỏ sót, đồng thời đề nghị đến trước ngày 15/9 phải có danh sách tương đối chính xác. Sau ngày 15/9, bắt đầu triển khai thực hiện gói hỗ trợ. Trước mắt, sẽ hỗ trợ hai tháng 9 và 10 sau đó tùy theo tình hình dịch sẽ tính toán tiếp.
Chủ tịch TP cũng lưu ý, thời gian giãn cách càng lâu càng có nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, tâm lý người dân, từ các tác động của dịch bệnh. Do đó, ông yêu cầu Công an TP và các địa phương phải nắm chắc địa bàn, kiểm soát tình hình để có những phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, trên từng "pháo đài".
Đề xuất cửa hàng, siêu thị, shipper hoạt động đến 21h
Sở Công thương cũng vừa có đề xuất lên UBND TP về thay đổi khung giờ hoạt động của các cửa hàng, siêu thị và shipper giao hàng.
Sở Công thương đề xuất hệ thống cửa hàng, siêu thị và shipper được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày |
Theo Sở Công thương, nhằm tiếp tục đảm bảo tình hình cung ứng hàng hóa và phân phối hàng hóa cho người dân được kịp thời, UBND TP nghiên cứu cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm được mở rộng thời gian và phương thức hoạt động trở lại từ 6h đến 21h hàng ngày (khung giờ hiện nay là từ 6h đến 18h).
Đồng thời, cho phép đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) hoạt động theo phạm vi 1 quận, huyện, thành phố Thủ Đức từ 6h đến 21h hàng ngày để hỗ trợ phân phối hàng hóa kịp thời đến người dân.
Theo Sở Công thương, hiện nay, vẫn còn một số cửa hàng cung ứng lương thực, thực phẩm đang còn tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ những mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả. Sở Công Thương đã nắm bắt thông tin để kịp thời điều phối nguồn hàng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Số lượng nhân viên soạn hàng và giao hàng của các siêu thị, cửa hàng còn ít, lực lượng tổ dân phố hỗ trợ chưa chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, dẫn đến số đơn hàng hoàn thành giao cho các phường và người dân chưa cao. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của người dân tại một số địa phương đạt dưới 90% như huyện Bình Chánh (78,4%); Phú Nhuận (85,5%),...
Người dân 'vùng xanh' ở TP.HCM được đi chợ mỗi tuần một lần
Từ nay đến 15/9, ở vùng xanh sẽ thí điểm mở lại một số dịch vụ như bán thức ăn mang về. Địa bàn an toàn thì mở được nhiều hình thức buôn bán, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết
Hồ Văn