- Khi xu hướng dạy và học đang chuyển dần sang gợi mở để học sinh tự tìm hiểu và xử lý kiến thức thì sách giáo khoa, nhất là bậc tiểu học đã bước sang cách viết này. Nhưng dễ nhận thấy là sách tham khảo cho mọi cấp học chưa chuyển động theo.
SGK mở, sách tham khảo “khóa”
Đứng một hồi lâu ở gian sách tham khảo dành cho học sinh tiểu học của nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn, chị Thanh Hà, phụ huynh có con trai đang học lớp 4 vẫn chưa chọn được sách cho con.
Vốn có hiểu biết về sách, chị Thanh Hà lựa chọn rất kỹ. Tiêu chí của chị là những cuốn sách kích thích được khả năng tự học của con. Chị Hà cho biết, mình đã rèn luyện thói quen này cho con từ khi bé mới vào lớp 1.
Nhưng lật giở nhiều cuốn, chị Thanh Hà thất vọng nhận ra: Những cái tên sách chỉ là hình thức để câu khách. Nội dung sách nghèo nàn, áp đặt và như cùng một khuôn đúc ra.
Chị Thanh Hà nói: “Nếu đọc cuốn sách nào con tôi cũng thấy có phần đáp án in sẵn đến từng chi tiết, thậm chí chỉ cần điền vào thì cháu học gì? Cháu phải học thuộc hay đi cày lại đường cày của các tác giả?”
Cả hai cách, theo vị phụ huynh trẻ này đều không phù hợp với tư duy còn mới mẻ, cần tạo cảm hứng khám phá của trẻ con. Đọc sách như vậy, các con chỉ hình thành thói quen muốn tìm câu trả lời thì giở sách ra.
Khi xu hướng dạy và học đang chuyển dần sang gợi mở để học sinh tự tìm hiểu và xử lý kiến thức thì sách giáo khoa, nhất là bậc tiểu học đã bước sang cách viết này. Nhưng dễ nhận thấy là sách tham khảo cho mọi cấp học chưa chuyển động theo.
Hầu như tên sách, cách viết gần như không thay đổi, chỉ thêm bớt nội dung theo chương trình mới. Đặc biệt, cấu trúc sách rất giống nhau và mang đậm phong cách “mì ăn liền”. Sách bồi dưỡng Tiếng Việt, sách nâng cao Toán,…tưởng như khó nhưng hầu hết đều chung một kiểu đơn điệu và thành ra đơn giản hóa: nêu câu hỏi, bài tập, sau đó là phần giải đáp và…hết. Một số cuốn tươm tất hơn có thêm phần nhắc lại kiến thức đã có trong SGK.
Chị Hà so sánh một số cuốn mà chị chọn được: “Bạn có thể xem những cuốn này, bao giờ cũng có phần phân tích những ví dụ cụ thể để học sinh hiểu phương pháp viết. Hoặc với từng dạng toán, họ nêu đặc điểm, rút ra phương pháp giải, chỉ ra một số lỗi sai thường gặp…v..v. Phần giải bài tập là những hướng dẫn, gợi ý, để dành phần việc cho học sinh.
Không giống một số cuốn, tên rất hay như “rèn kỹ năng”, “nắm vững kiến thức để học tốt”, bồi dưỡng, nâng cao…nhưng trong đó chỉ có nội dung trình bày sẵn, học sinh chẳng phải suy nghĩ gì.
Theo ý kiến của nhiều phụ huynh, họ khó đánh giá chất lượng sách khi chọn mua vì giở cuốn nào cũng trình bày như nhau, rất ít cuốn có lối viết khác. Họ chọn một cách mù mờ theo tên sách, nhà xuất bản, tác giả, thậm chí là bìa sách, chất liệu giấy…
Trăm hoa nở một màu vẫn…lộn xộn
Hầu như mỗi học sinh, mỗi gia đình đều có ít nhất một vài cuốn sách tham khảo nên loại sách này trở thành phổ biến và dễ bán. Hơn nữa, không phải phụ huynh và học sinh nào cũng biết chọn sách nên trên thị trường, hầu như loại sách tham khảo nào cũng “sống” được.
Vì vậy, các nhà xuất bản (NXB) đua nhau vào lĩnh vực sách giáo dục phổ thông.
Từ lớp 1, phụ huynh đã phải hoa mắt với đủ các loại sách tham khảo. Thống kê sơ bộ và không đầy đủ ở nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn, chúng tôi đã đếm được khoảng hơn 30 đầu sách Toán và hơn 20 đầu sách Tiếng Việt lớp 1. Lên đến lớp 4, lớp 5, con số này đã tăng vọt lên gần 60 đầu sách Toán, gần 50 đầu sách Tiếng Việt.
Nhiều phụ huynh không biết chọn sách nào khi các dạng sách có tên gần như nhau, đặc biệt là loại 500 bài toán, 400 bài toán, 120 bài văn, 150 bài văn… Cùng là sách dạng vở, có nhiều loại vở khác nhau như vở ô ly, vở nâng cao, vở thực hành, vở bài tập, vở luyện…khiến phụ huynh càng bối rối.
Đặc biệt, theo quan sát, các NXB rất chăm chỉ soạn sách “mì ăn liền”. Cùng một dạng sách nguyên thủy là “Để học tốt Ngữ Văn” và “Giải bài tập toán” của NXB Giáo dục, có đến 7 biến thể của các NXB khác như: Học tốt, Để học tốt, Giúp em học tốt. Các loại sách giải bài tập cũng phong phú không kém.
Nhìn mỗi năm, sách lại phong phú thêm, đi mua sách cho con thực sự là nỗi sợ của nhiều phụ huynh. Thực tế, nhiều phụ huynh chỉ chọn sách theo cảm tính, không đủ hiểu biết và thời gian để phân biệt và lựa chọn sách phù hợp.
Phụ huynh tham quan triển lãm đồ dùng giáo dục. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đứng một hồi lâu ở gian sách tham khảo dành cho học sinh tiểu học của nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn, chị Thanh Hà, phụ huynh có con trai đang học lớp 4 vẫn chưa chọn được sách cho con.
Vốn có hiểu biết về sách, chị Thanh Hà lựa chọn rất kỹ. Tiêu chí của chị là những cuốn sách kích thích được khả năng tự học của con. Chị Hà cho biết, mình đã rèn luyện thói quen này cho con từ khi bé mới vào lớp 1.
Nhưng lật giở nhiều cuốn, chị Thanh Hà thất vọng nhận ra: Những cái tên sách chỉ là hình thức để câu khách. Nội dung sách nghèo nàn, áp đặt và như cùng một khuôn đúc ra.
Chị Thanh Hà nói: “Nếu đọc cuốn sách nào con tôi cũng thấy có phần đáp án in sẵn đến từng chi tiết, thậm chí chỉ cần điền vào thì cháu học gì? Cháu phải học thuộc hay đi cày lại đường cày của các tác giả?”
Cả hai cách, theo vị phụ huynh trẻ này đều không phù hợp với tư duy còn mới mẻ, cần tạo cảm hứng khám phá của trẻ con. Đọc sách như vậy, các con chỉ hình thành thói quen muốn tìm câu trả lời thì giở sách ra.
Khi xu hướng dạy và học đang chuyển dần sang gợi mở để học sinh tự tìm hiểu và xử lý kiến thức thì sách giáo khoa, nhất là bậc tiểu học đã bước sang cách viết này. Nhưng dễ nhận thấy là sách tham khảo cho mọi cấp học chưa chuyển động theo.
Hầu như tên sách, cách viết gần như không thay đổi, chỉ thêm bớt nội dung theo chương trình mới. Đặc biệt, cấu trúc sách rất giống nhau và mang đậm phong cách “mì ăn liền”. Sách bồi dưỡng Tiếng Việt, sách nâng cao Toán,…tưởng như khó nhưng hầu hết đều chung một kiểu đơn điệu và thành ra đơn giản hóa: nêu câu hỏi, bài tập, sau đó là phần giải đáp và…hết. Một số cuốn tươm tất hơn có thêm phần nhắc lại kiến thức đã có trong SGK.
Chị Hà so sánh một số cuốn mà chị chọn được: “Bạn có thể xem những cuốn này, bao giờ cũng có phần phân tích những ví dụ cụ thể để học sinh hiểu phương pháp viết. Hoặc với từng dạng toán, họ nêu đặc điểm, rút ra phương pháp giải, chỉ ra một số lỗi sai thường gặp…v..v. Phần giải bài tập là những hướng dẫn, gợi ý, để dành phần việc cho học sinh.
Không giống một số cuốn, tên rất hay như “rèn kỹ năng”, “nắm vững kiến thức để học tốt”, bồi dưỡng, nâng cao…nhưng trong đó chỉ có nội dung trình bày sẵn, học sinh chẳng phải suy nghĩ gì.
Theo ý kiến của nhiều phụ huynh, họ khó đánh giá chất lượng sách khi chọn mua vì giở cuốn nào cũng trình bày như nhau, rất ít cuốn có lối viết khác. Họ chọn một cách mù mờ theo tên sách, nhà xuất bản, tác giả, thậm chí là bìa sách, chất liệu giấy…
Trăm hoa nở một màu vẫn…lộn xộn
Hầu như mỗi học sinh, mỗi gia đình đều có ít nhất một vài cuốn sách tham khảo nên loại sách này trở thành phổ biến và dễ bán. Hơn nữa, không phải phụ huynh và học sinh nào cũng biết chọn sách nên trên thị trường, hầu như loại sách tham khảo nào cũng “sống” được.
Vì vậy, các nhà xuất bản (NXB) đua nhau vào lĩnh vực sách giáo dục phổ thông.
Từ lớp 1, phụ huynh đã phải hoa mắt với đủ các loại sách tham khảo. Thống kê sơ bộ và không đầy đủ ở nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn, chúng tôi đã đếm được khoảng hơn 30 đầu sách Toán và hơn 20 đầu sách Tiếng Việt lớp 1. Lên đến lớp 4, lớp 5, con số này đã tăng vọt lên gần 60 đầu sách Toán, gần 50 đầu sách Tiếng Việt.
Nhiều phụ huynh không biết chọn sách nào khi các dạng sách có tên gần như nhau, đặc biệt là loại 500 bài toán, 400 bài toán, 120 bài văn, 150 bài văn… Cùng là sách dạng vở, có nhiều loại vở khác nhau như vở ô ly, vở nâng cao, vở thực hành, vở bài tập, vở luyện…khiến phụ huynh càng bối rối.
Đặc biệt, theo quan sát, các NXB rất chăm chỉ soạn sách “mì ăn liền”. Cùng một dạng sách nguyên thủy là “Để học tốt Ngữ Văn” và “Giải bài tập toán” của NXB Giáo dục, có đến 7 biến thể của các NXB khác như: Học tốt, Để học tốt, Giúp em học tốt. Các loại sách giải bài tập cũng phong phú không kém.
Nhìn mỗi năm, sách lại phong phú thêm, đi mua sách cho con thực sự là nỗi sợ của nhiều phụ huynh. Thực tế, nhiều phụ huynh chỉ chọn sách theo cảm tính, không đủ hiểu biết và thời gian để phân biệt và lựa chọn sách phù hợp.
- Nguyễn Hường