90 ngày “cân não” vì Covid-19

Tính từ thời điểm Covid-19 bắt đầu bùng phát vào đầu tháng 2/2020 cho đến những ngày giãn cách xã hội cuối cùng vào cuối tháng 4/2020, Việt Nam gần như trải qua hơn 90 ngày “cân não”. Xã hội đi qua nhiều trạng thái khác nhau, từ bàng quang đến lo lắng, doanh nghiệp thì đóng cửa, lao động thì chông chênh vì mất thu nhập.

Tuy hoạt động kinh tế - xã hội gần như “đóng băng” nhưng nhiều doanh nghiệp đầu ngành thì lại không ngơi nghỉ. Thay vào đó là những chương trình hỗ trợ, thay đổi, thích nghi nhằm chung tay phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 theo nhiều phương án khác nhau.

90 ngày cũng là khoảng thời gian mà “cha đẻ” thương hiệu dầu gội đầu X-men, ông Phan Quốc Công cùng cộng sự tại Wakamono - công ty dẫn đầu trong việc cung cấp các nguyên liệu nano hữu cơ bằng công nghệ Nano Biotech - sau rất nhiều nghiên cứu dựa trên nền tảng công nghệ sẵn có, đã đưa ra thị trường lớp vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono, cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế và khẩu trang.

Ứng dụng công nghệ Nano Biotech với hiệu quả kháng khuẩn 99,9%, được kiểm chứng theo tiêu chuẩn AATCC 100 của Mỹ, lớp kháng khuẩn này mỗi ngày “xuất kho” 20 tấn ở Khu Công nghệ cao (Quận 9, TPHCM), cho khoảng 20 đơn vị (một nửa trong số đó là công ty vật tư y tế, còn lại là dệt may).

Ở quy mô nhỏ hơn, nhiều công ty dệt may, hãng thời trang cũng chuyển hướng, sản xuất khẩu trang hay đồ bảo hộ phòng dịch. Có những sáng tạo mới như mũ bảo hộ, kính chống giọt bắn… trong thời gian qua cũng rộ lên. Những sản phẩm này dù chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng cũng nói lên rằng người Việt luôn có những sáng tạo để bù đắp những thiếu hụt trong thời kỳ khó khăn.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, vấn đề giãn cách xã hội cũng đang dần được nới lỏng. Mặc dù tình hình hiện tại được kiểm soát khá tốt, nhưng Covid-19 đặt xã hội vào tình trạng “bình thường mới”.

Kịch bản này cho phép người dân và doanh nghiệp quay trở về với cuộc sống và kinh doanh bình thường, nhưng “mới” ở chỗ nhiều khả năng phải “sống chung” với Covid-19 lâu dài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch thích ứng và linh hoạt hơn, đảm bảo tăng trưởng nhưng cũng phải lo phòng dịch.

{keywords}
 Trạng thái “bình thường mới” đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch thích ứng, đảm bảo tăng trưởng nhưng cũng lo phòng chống dịch.

Cơ hội lớn từ việc phục hồi sớm

Tính đến nay các hoạt động kinh tế đang dần trở lại bình thường, dường như sớm hơn kỳ vọng trong kịch bản lạc quan là dịch sẽ kết thúc vào thời điểm tháng 6. Tất nhiên, khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc vào năng lực của từng nền kinh tế, thậm chí có sự lệch pha nhau giữa các nước vì đỉnh dịch là khác nhau.

Ngoài vấn đề nguồn lực kinh tế sẵn có của từng quốc gia, khả năng phục hồi cũng sẽ phụ thuộc vào năng lực “sống sót” và “chuyển đổi” của doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy Covid-19 thực sự đã “đánh bay” nhiều doanh nghiệp nội địa, nhưng những doanh nghiệp còn lại sẽ trở nên trưởng thành hơn, thông qua nhiều động thái thay đổi và nhanh nhạy bắt kịp với xu hướng phát triển của thị trường.

Một ví dụ cụ thể là ngành hàng xuất khẩu dệt may, vốn thâm dụng lao động nhưng đã mang về 39 tỷ USD năm ngoái. Sau khi các đơn hàng dệt may truyền thống bị đình trệ, đã có những doanh nghiệp chuyển hướng rất nhanh như Công ty Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu hay Công ty Thương mại và Đầu tư TNG, tập trung vào các đơn hàng khẩu trang kháng khuẩn.

{keywords}
 Khẩu trang kháng khuẩn sử dụng lớp vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono.

Cơ hội với các doanh nghiệp dệt may cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn, không chỉ vì Chính phủ cho phép xuất khẩu khẩu trang, mà do lớp vải kháng khuẩn nay đã có nguồn hàng nội địa, với giá thành thấp hơn 30-50% giá nhập khẩu.

Đó là lớp vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono được nhắc đến ở trên. Hiện công ty Wakamono đang có kế hoạch nâng công suất từ 20 lên 50 tấn mỗi ngày, cùng cam kết ưu tiên cung cấp nguyên liệu cho các công ty nội địa, đại diện Wakamono cho biết.

Theo nhà sản xuất, vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono được đặt sau lớp vi lọc của khẩu trang, không chỉ ngăn chặn tác nhân mầm bệnh mà còn tiêu diệt chúng, tăng hiệu quả bảo vệ so với các loại khẩu trang chỉ có tác dụng giữ lại mầm bệnh. Lớp kháng khuẩn này duy trì tính năng bảo vệ trong vòng 48 tiếng và rất an toàn nhờ các hạt kháng khuẩn từ thiên nhiên có kích thước nano.

{keywords}
 Cơ chế hoạt động của vải kháng khuẩn nano thiên nhiên Wakamono do người Việt nghiên cứu và sản xuất.

Với khẩu trang y tế, lớp kháng khuẩn này là tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng từ trước đến nay các nhà sản xuất phải nhập khẩu 100%. Tuy nhiên, nguyên liệu sản xuất khẩu trang hiện nay dù có giá cao nhưng vẫn khan hàng, một số loại thì chưa được kiểm chứng về chất lượng.

Mặc dù nhu cầu về khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn chỉ là nhu cầu tạm thời trong mùa dịch, nhưng mới đây Bộ Công thương cũng cho rằng, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia xuất khẩu khẩu trang vải lớn trên thế giới. Cũng theo tính toán của Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang của 50 doanh nghiệp có báo cáo với Bộ, đã đạt 8 triệu chiếc mỗi ngày.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 (tính tới 19-4), tổng lượng xuất khẩu là gần 88,2 triệu chiếc (37 triệu chiếc là gia công) với trị giá 34 triệu USD, trong đó chủ yếu là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cototon, khẩu trang 2 lớp vải cotton.

Thị trường nhập khẩu nhiều nhất đều là những quốc gia phát triển, dẫn đầu là Nhật Bản (32,7 triệu), tới Hàn Quốc (17,1 triệu), Đức (11,1 triệu chiếc), Mỹ (10,4 triệu). Nhiều chuyên gia tin rằng việc xuất khẩu khẩu trang hay đồ bảo hộ không phải là khó, nhưng vấn đề là phải đạt chứng chỉ nghiêm ngặt và an toàn của châu Âu và Mỹ.

Hi vọng sau đại dịch, những nhà sản xuất khẩu trang y tế, khẩu trang vải hay các loại đồ bảo hộ Việt Nam sẽ tạo dựng được vị thế trên thị trường thế giới. Và có lẽ nhiều ngành nghề khác cũng vậy, nhưng đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn thay đổi.

Ngọc Minh