Trung Quốc không phải là quái vật, chúng tôi có thể đàm phán về mọi vấn đề, có thể thỏa hiệp những vấn đề còn khác nhau và thúc đẩy hợp tác - bà Xu Fang, Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc.
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc đã phát biểu tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới” do Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của gần 80 nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Xây dựng lòng tin
Các nhà khoa học cùng thảo luận về vị trí chiến lược của Biển Đông, diễn biến mới ở Biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, trong đó tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới.
Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đàm phán hòa bình, tuy lâu dài nhưng là phương án hợp lý, phải đảm bảo hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ như Luật pháp quốc tế, trong đó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông... làm cơ sở đàm phán.
Các nhà khoa học cũng kiến nghị mở rộng mạng lưới khu vực (kênh 2) để thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề Biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3...
Có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến Biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế, có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế.
Thỏa hiệp
Giáo sư Renato De Castro đến từ ĐH De la Salle (Philippines) cho rằng, những tranh chấp về chủ quyền về biển, đảo trên biển Đông hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các giải pháp hòa bình. Bởi lẽ sau khi Trung Quốc và các nước ASEAN ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, các nước đã có 6 năm hòa bình. Xung đột chỉ mới nổi lên từ năm 2008 đến nay.
Giáo sư Renato Cruz De Castro, ĐH De la Salle (Philippines) phát biểu: “Việc Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông là một kinh nghiệm tốt cho ASEAN. Bởi ASEAN có thể cùng giải quyết một vấn đề với Trung Quốc với tư cách là một khối và điều quan trọng nhất là ASEAN không để bị chia rẽ”.
Từ kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp về phân định biên giới trên bộ và trên Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa qua, các học giả Việt Nam cho rằng, đây chính là tiền lệ và kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng thương lượng. Nếu xảy ra xung đột thì không ai được lợi, nhưng hợp tác tất cả các bên đều có lợi.
Bà Xu Fang, Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc nói: “Có một ví dụ hoàn hảo, đó là đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Ai là bên đàm phán, là Trung Quốc; ai là bên đối tác lớn nhất, Việt Nam. Việt Nam có diện tích biển lớn trong Vịnh Bắc Bộ và ở đây cũng có rất nhiều đảo. Đó là một ví dụ hoàn hảo và gần nhất mà các bên liên quan ở biển Đông cần nhớ. Trung Quốc không phải là quái vật, chúng tôi có thể đàm phán về mọi vấn đề, có thể thỏa hiệp những vấn đề còn khác nhau và thúc đẩy hợp tác”.
Cân bằng lợi ích
Có chung quan điểm về việc cần phải giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng giải pháp hòa bình, nhiều học giả cũng cho rằng, thế giới hiện nay đã khác nhiều so với trước đây, nên các nước không thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực. Chính vì vậy, không còn con đường nào khác là phải giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng thương lượng, nhưng phải đảm bảo quyền lợi hợp lý của các quốc gia và dựa trên luật pháp quốc tế cũng như hiện trạng hiện nay.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội: “Vấn đề ở đây là mỗi nước phải ý thức được cái lợi ích của mình trong cái tương đồng với lợi ích của người khác, có nghĩa là phải cân bằng lợi ích, chú ý tới lợi ích của các nước khác. Nếu anh chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà quên lợi ích của các nước khác thì không được”.
PGS.TS.Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới: “Đứng về những lợi ích quan trọng nhất của Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN, nếu mà các bên đều nhìn về những lợi ích cơ bản, nhìn vào những triển vọng cơ bản thì hoàn toàn có những cơ sở để giải quyết tốt đẹp.
Nếu nhìn phiến diện, tức là một quốc gia chỉ nhìn vào lợi ích của mình, mà không nhìn vào lợi ích của người khác thì sẽ phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh lúc thì rất căng thẳng, lúc thì rất hòa bình, cái đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể”.
Theo VTV, TTXVN
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc đã phát biểu tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới” do Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của gần 80 nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Xây dựng lòng tin
Các nhà khoa học cùng thảo luận về vị trí chiến lược của Biển Đông, diễn biến mới ở Biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, trong đó tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới.
Xuồng hải quân Việt Nam neo bên đảo Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Chu Thanh Vân |
Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đàm phán hòa bình, tuy lâu dài nhưng là phương án hợp lý, phải đảm bảo hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ như Luật pháp quốc tế, trong đó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông... làm cơ sở đàm phán.
Các nhà khoa học cũng kiến nghị mở rộng mạng lưới khu vực (kênh 2) để thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề Biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3...
Có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến Biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế, có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế.
Thỏa hiệp
Giáo sư Renato De Castro đến từ ĐH De la Salle (Philippines) cho rằng, những tranh chấp về chủ quyền về biển, đảo trên biển Đông hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các giải pháp hòa bình. Bởi lẽ sau khi Trung Quốc và các nước ASEAN ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, các nước đã có 6 năm hòa bình. Xung đột chỉ mới nổi lên từ năm 2008 đến nay.
Giáo sư Renato Cruz De Castro, ĐH De la Salle (Philippines) phát biểu: “Việc Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông là một kinh nghiệm tốt cho ASEAN. Bởi ASEAN có thể cùng giải quyết một vấn đề với Trung Quốc với tư cách là một khối và điều quan trọng nhất là ASEAN không để bị chia rẽ”.
Từ kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp về phân định biên giới trên bộ và trên Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa qua, các học giả Việt Nam cho rằng, đây chính là tiền lệ và kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng thương lượng. Nếu xảy ra xung đột thì không ai được lợi, nhưng hợp tác tất cả các bên đều có lợi.
Bà Xu Fang, Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc nói: “Có một ví dụ hoàn hảo, đó là đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Ai là bên đàm phán, là Trung Quốc; ai là bên đối tác lớn nhất, Việt Nam. Việt Nam có diện tích biển lớn trong Vịnh Bắc Bộ và ở đây cũng có rất nhiều đảo. Đó là một ví dụ hoàn hảo và gần nhất mà các bên liên quan ở biển Đông cần nhớ. Trung Quốc không phải là quái vật, chúng tôi có thể đàm phán về mọi vấn đề, có thể thỏa hiệp những vấn đề còn khác nhau và thúc đẩy hợp tác”.
Cân bằng lợi ích
Có chung quan điểm về việc cần phải giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng giải pháp hòa bình, nhiều học giả cũng cho rằng, thế giới hiện nay đã khác nhiều so với trước đây, nên các nước không thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực. Chính vì vậy, không còn con đường nào khác là phải giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng thương lượng, nhưng phải đảm bảo quyền lợi hợp lý của các quốc gia và dựa trên luật pháp quốc tế cũng như hiện trạng hiện nay.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội: “Vấn đề ở đây là mỗi nước phải ý thức được cái lợi ích của mình trong cái tương đồng với lợi ích của người khác, có nghĩa là phải cân bằng lợi ích, chú ý tới lợi ích của các nước khác. Nếu anh chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà quên lợi ích của các nước khác thì không được”.
PGS.TS.Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới: “Đứng về những lợi ích quan trọng nhất của Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN, nếu mà các bên đều nhìn về những lợi ích cơ bản, nhìn vào những triển vọng cơ bản thì hoàn toàn có những cơ sở để giải quyết tốt đẹp.
Nếu nhìn phiến diện, tức là một quốc gia chỉ nhìn vào lợi ích của mình, mà không nhìn vào lợi ích của người khác thì sẽ phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh lúc thì rất căng thẳng, lúc thì rất hòa bình, cái đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể”.
Theo VTV, TTXVN
Ấn Độ không lùi bước về vấn đề Biển Đông
Trang ZeeNews (Ấn Độ) vừa đưa
tin, bất chấp Trung Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Ấn Độ trong việc thăm dò
dầu khí ở Biển Đông, New Delhi vẫn khẳng định sẽ không lùi bước.
Nhật bước vào chuyện Biển Đông
Nhật Bản thảo luận với
các nhà ngoại giao Philippines để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo giới phân tích, Tokyo đã chính thức bước vào cuộc tranh cãi liên quan tới Bắc Kinh.
Hướng tới Ấn Độ, TQ nói tìm dầu ở Biển Đông là trái phép
Theo Hindustantimes, Trung Quốc khẳng định, bất kỳ dự án thăm dò dầu khí nào ở Biển Đông không có sự chấp thuận
của Trung Quốc đều là trái phép và không có hiệu lực.
Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về Biển Đông
Một
tờ báo chính thống có ảnh hưởng ở Trung Quốc cảnh báo rằng “mọi biện pháp có
thể” nên được sử dụng để ngăn Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) Videsh tham gia các
dự án thăm dò ở Biển Đông.