{keywords}
 

Hồi tháng 12/2019, người thợ làm vườn của triển lãm Ricci Oddi (nằm ở thành phố Piacenza, miền bắc nước Ý) đã tìm thấy một bức tranh được bọc kín trong những lớp túi nilon, bọc này được cất trong một hốc tường có tấm cửa sắt che chắn thuộc khuôn viên triển lãm. Khi tìm thấy bức tranh lạ, người thợ làm vườn đã ngay lập tức báo cáo với ban quản lý triển lãm.

Phía triển lãm đã sớm tin rằng đây chính là bức tranh đã bị đánh cắp khi xưa, do những kẻ đánh cắp tự động đem trả, bởi nếu quả thực bức tranh đã nằm trong hốc tường ẩm ướt suốt ngần ấy năm, tình trạng tranh sẽ không lý tưởng như hiện tại. Dù vậy, ban quản lý triển lãm Ricci Oddi vẫn mời những chuyên gia hội họa tới thẩm định để việc tính xác thực được khẳng định.

Hồi năm 1997, bức “Chân dung một quý bà” đã bị đánh cắp khỏi triển lãm Ricci Oddi, những kẻ trộm tranh đã sử dụng cần câu để đưa bức tranh từ vị trí treo trên tường đưa lên tới giếng trời của triển lãm, rồi từ đây gỡ bỏ khung tranh và đánh cắp tranh mang đi.

Từ những khung tranh bị bỏ lại, gần đây, các nhà điều tra tuyên bố rằng họ đã tìm thấy dấu vết DNA. Cảnh sát Ý cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục điều tra kỹ lưỡng toàn bộ vụ việc, còn việc giám định tính xác thực của bức tranh thuộc về phía các chuyên gia hội họa. Giờ đây, các chuyên gia đã xác nhận rằng đây chính là bức tranh từng bị đánh cắp năm xưa.

{keywords}
 

Quá trình kiểm tra bao gồm cả việc chiếu chụp và những biện pháp không xâm lấn để có thể khẳng định tính chính xác dựa trên cả sự quan sát của chuyên gia và những kết quả của khoa học.

Thông tin về bức tranh đã được nhà chức trách thành phố Piacenza thông báo tới truyền thông và công chúng. Theo phía triển lãm, bức tranh không hề bị tổn hại nào ngoại trừ một vết xước nằm ở phần rìa tranh, có thể vết xước đã xuất hiện khi những kẻ trộm tách bức tranh ra khỏi khung.

Kể từ khi được tìm thấy, phía triển lãm đã cất giữ bức tranh trong phòng khóa kín, với mức độ bảo mật an toàn cao độ, tại một chi nhánh ngân hàng ở địa phương.

Trong số các bức họa bị đánh cắp tại Ý, bức “Chân dung một quý bà” đứng ở vị trí thứ 2 xét về mức độ quý giá, chỉ đứng sau một bức họa được thực hiện bởi danh họa Caravaggio từng bị đánh cắp khỏi một nhà thờ ở Sicily hồi năm 1969.

{keywords}
 

Bức “Chân dung một quý bà” của Gustav Klimt được đánh giá là đặc biệt quan trọng bởi ngay trước khi bức tranh biến mất, người ta đã phát hiện ra rằng tác phẩm này thực tế đã vẽ đè lên một bức tranh khác của Gustav Klimt, mà trước đó người ta vốn tưởng bức tranh bị vẽ đè đó đã bị thất lạc. Đây được xem là bức tranh “kép” duy nhất từng được Gustav Klimt thực hiện.

Theo Dân Trí

Một thập kỷ của những con số “'không tưởng' trả cho các tác phẩm hội họa

Một thập kỷ của những con số “'không tưởng' trả cho các tác phẩm hội họa

Những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất trong thập niên 2010 đã từng nhiều lần gây sững sờ đối với truyền thông - công chúng bởi mức giá quả thực… quá “trên trời”, quá “không tưởng”.