- Ca sĩ Trọng Tấn vừa quyết định thử sức với công việc mới là kinh doanh dê, nhưng ít ai biết trước đó, anh từng ôm mộng làm giàu từ nuôi bò.

Đưa món ăn dân dã vào nhà hàng 5 sao

- Báo chí mấy ngày qua rầm rộ trước tin Trọng Tấn “bén duyên” với đặc sản... dê ré. Xin hỏi mối duyên nào đưa anh đến quyết định này?

Ca sĩ Trọng Tấn: Câu chuyện kinh doanh của tôi xuất phát từ "nhân duyên" với một cộng sự giỏi, người rất có kinh nghiệm kinh doanh. Anh đã từng làm CEO cho một tập đoàn thực phẩm lớn tại Nga và tại Đông Âu một thời gian dài.

Trước khi gặp nhau ở ý tưởng kinh doanh, chúng tôi là hai ông bố có con học cùng một lớp. Quen nhau trong các buổi họp phụ huynh, chơi với nhau vì các con, rồi chúng tôi phát hiện có chung sở thích về âm nhạc, ẩm thực, kiến trúc và hội họa. Đặc biệt, cả hai đều lớn lên từ một vùng quê nghèo.

{keywords}

Ban đầu, chúng tôi rủ nhau lập trang trại nuôi bò. Tính toán thì thấy ổn ổn, nhưng mất nửa năm lao tâm khổ tứ thì thấy chúng tôi thấy mình chưa đủ khả năng.

Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm hiểu các vùng đất để nuôi bò, chúng tôi được thưởng thức các món ăn dọc đường và nhận thấy dê là món ăn rất ngon, bổ, mát. Lạ là, dê không bao giờ chúi mõm xuống đất như bò, trâu mà khi ăn luôn ngước lên trên và dứt lá. Nó ăn các loại lá non trên cây.

Tất cả thông tin đó khiến tôi "vỡ" ra về đặc sản ẩm thực truyền thống hiện vẫn bị bỏ ngỏ trên thị trường. Ngay cả khi về Ninh Bình - nơi được coi là vùng đất của dê, tôi thấy các món ăn ở đây mới ở mức bình dân. Thậm chí, dê ở đó cũng chưa hẳn 100% là dê thật. Tìm đến tận nơi cung cấp nguồn dê, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi được biết dê ngon nhất phải được chế biến từ những con dê ré (hay dê non).

Ngoài ra, tôi còn phát hiện gần như không có nầm dê trên thị trường. Một con dê cái ở Việt Nam to lắm cũng chỉ 30-40 ký, thịt rất hôi và nầm rất bé, sao đủ cung cấp cho các quán được? Vì thế, nầm dê mà mọi người hay ăn chủ yếu là nầm bê, nầm lợn.

Dê ở nước ta còn được nhập từ Trung Quốc hay khu vực miền Trung nước Nga, rơi vào tầm 60-70 kg một con nhưng thịt ăn rất bở.

- Lâu nay, chuyện sao Việt chọn kinh doanh như một nghề "tay trái” không còn là hiếm. Theo lẽ thường, nghệ sĩ có tiếng sẽ chọn kinh doanh ô tô, bất động sản, vậy mà anh chọn kinh doanh… dê. Quả là hơi lạ, đã thế lại kén khách, anh có thấy vậy?

Tôi chia sẻ thật với bạn rằng việc làm thương mại và kinh doanh là rất khó, nhưng khi bén duyên rồi thì sẽ thấy có nhiều điều hấp dẫn.

{keywords}

Trong kinh doanh, quan trọng là người ta có ý tưởng khác lạ không? Tôi học hỏi người đi trước mới thấy rằng, phải bóc tách giữa sản phẩm và công việc kinh doanh. Nếu công thức kinh doanh trùng với nhu cầu thị trường thì anh sẽ thành công.

- Theo tôi biết dê ré là loại dê non, chưa thay răng, được nuôi thả tự nhiên. Vậy nguồn hàng anh lấy từ đâu?

Ở Hà Nội cũng có một vài quán dê nhưng đang được định vị là quán nhậu. Tôi nghĩ mặt hàng này xứng đáng được coi là ẩm thực truyền thống và phải đưa vào nhà hàng. Để chủ động nguồn thực phẩm, chúng tôi thuê một đội ngũ đi thu gom dê ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu,... Chúng tôi cũng đã mua những con dê giống tốt và thuê người chăn thả.

- Anh nghĩ thế nào nếu có người đặt giả định rằng việc anh kinh doanh chỉ là cách những người làm kinh tế "mượn" hình ảnh thương hiệu của anh để "ăn chia" phần trăm nếu chuyện làm ăn ngày càng phát triển và thành công?

Có thể có hiểu nhầm về chuyện một ca sĩ kinh doanh sẽ bị lấn quyền điều hành. Việc này không thể giống câu chuyện nghệ sĩ chơi, lên hát vài ba bài. Linh hồn của nhà hàng phải là món ăn ngon, phục vụ tốt, giữ được thương hiệu chứ không phải là cái tên Trọng Tấn. Họ có thể đến vì sự tò mò, nhưng câu trả lời cuối cùng là sự hài lòng sau khi họ thưởng thức món ăn, sự hiếu khách.

Sau này họ có thể quên đó là nhà hàng của Trọng Tấn, mà nhớ tới một địa chỉ ẩm thực tin cậy để lui tới.

{keywords}

Đã kinh doanh, đừng lãng mạn

- Những năm gần đây, "mốt" nghệ sĩ thi nhau kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng thành công. Chánh Tín, Siu Black, Phước Sang,... đã từng phải nhận quả đắng. Anh có nghĩ mình đang liều lĩnh?

Mỗi tháng có hàng nghìn doanh nghiệp phá sản. Khi kinh doanh, sẽ có hai tình huống xảy ra: hoặc thành công, hoặc thất bại. Song, đã xác định làm rồi thì phải đam mê, có sự quyết tâm và nhìn về tương lai, kể cả có thể anh sai, anh làm chưa tới. Nếu thất bại sẽ là bài học tốt khi thực hiện niềm đam mê tiếp theo.

Tôi cảm thấy đối với nghệ sĩ, nếu kinh doanh mà đưa tính lãng mạn vào thì rất dễ thất bại, nhất là khi anh lấn quá sâu vào vấn đề điều hành. Nói thật, trước khi mở nhà hàng dê, chúng tôi đã bước đầu thành công với mô hình nhà hàng hải sản ở Hà Nội.

- Nếu đứng về phía công chúng vốn lâu nay yêu tiếng hát Trọng Tấn, chắc hẳn họ sẽ e ngại việc kinh doanh nhà hàng sẽ làm "hạ nhiệt" đam mê ca hát?

Tôi khẳng định âm nhạc là cuộc sống, là sự khởi nguồn của mọi đam mê. Chính vì âm nhạc, cũng phải cám ơn âm nhạc, vì mình là nghệ sĩ để tôi có thời gian ngắm nghía, chiêm nghiệm cuộc đời được nhiều hơn. Nay tôi muốn có một chút bén duyên với niềm đam mê ẩm thực. Sau khi setup xong hệ thống này, cộng sự của tôi sẽ vận hành, còn tôi đứng sau làm người thổi ngọn lửa nhiệt huyết.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Mạnh Thắng (thực hiện)