Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng chính sách này sẽ không giúp ích gì cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu. 

{keywords}
Chính phủ Trung Quốc hi vọng danh sách đen sẽ giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Ảnh: Bloomberg

Việc Chính phủ Trung Quốc yêu cầu lập một danh sách đen các tạp chí khoa học kém chất lượng đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học của nước này.

Việc chuẩn bị để tung ra danh sách vẫn đang được tiến hành trong bí mật. Chính phủ cho biết họ sẽ công bố tên của những tạp chí kém chất lượng hoặc hoạt động nặng về vì lợi nhuận, tuy nhiên họ sẽ không công bố tiêu chí để chọn ra những tạp chí này. Thời điểm chính sách này có hiệu lực cũng chưa được tiết lộ.

Trước đó, một số tổ chức của Trung Quốc cũng đã từng đưa ra danh sách tạp chí mà các nhà nghiên cứu được yêu cầu tránh xa, nhưng những danh sách được đưa ra bởi các cơ quan thuộc Chính phủ thì rất hiếm. Chính phủ nước này hi vọng một chính sách quy mô quốc gia sẽ giúp cải thiện tính toàn vẹn của nghiên cứu bằng cách làm giảm các bài viết chất lượng thấp hoặc gian lận. Các học giả khi nộp bài cho những tạp chí này sẽ nhận được cảnh báo.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng một danh sách đen trên toàn quốc sẽ không giải quyết được vấn đề và sẽ rất khó quản lý. Thay vào đó, nếu đưa ra danh sách các ấn phẩm được công nhận thì sẽ tốt hơn cho việc cải thiện chất lượng nghiên cứu – nhóm phản đối lập luận.

Bộ Khoa học Trung Quốc là cơ quan được giao nhiệm vụ lập danh sách đen này vào hồi tháng 5, khi các cơ quan quyền lực nhất của Chính phủ tuyên bố cần phải trừng phạt mạnh tay những hành vi sai trái trong khoa học sau khi xảy ra nhiều trường hợp giả mạo, đạo văn, sử dụng dữ liệu gian dối. Vào thời điểm đó, Chính phủ nước này cũng cho biết, danh sách sẽ bao gồm cả các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, và bài viết đăng trên các tạp chí này sẽ không được tính vào hồ sơ của nhà khoa học để thăng chức, xin việc hay nhận tài trợ nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu được cảnh báo

Tờ Nature đã xem xét một số danh sách trước đó được đưa ra bởi các tổ chức của Trung Quốc. Trung tâm Nhãn khoa Trung Sơn của ĐH Sun Yat-sen ở Quảng Châu từng cho lưu hành một tài liệu hồi tháng 1, trong đó cảnh báo các nhà nghiên cứu của trường không nên đăng bài trên các tạp chí trong danh sách mà họ cho là “gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học", bởi vì những tạp chí này có nhiều bài viết bị gỡ bỏ.

Bệnh viện Phụ sản của ĐH Fudan cũng công bố một danh sách đen khác. Một đại diện của bệnh viện cho biết, các bài viết đăng trên tạp chí trong danh sách này không bị cấm, nhưng các nhà nghiên cứu sẽ không thể sử dụng tiền tài trợ nghiên cứu để trả phí xuất bản cho nó.

Danh sách đầu tiên có tên 2 trong số các tạp chí lớn nhất thế giới là PLOS ONE và Scientific Reports. Ông Joerg Heber – tổng biên tập tờ PLOS ONE – cho biết, ông không hiểu tại sao một số trường đại học Trung Quốc lại ngăn cản các nhà nghiên cứu của mình gửi bài cho họ bởi vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ (119 bài) trong số gần 200.000 bài của PLOS ONE từng bị gỡ bỏ.

Một phát ngôn viên của tờ Scientific Reports thì cho biết, tờ này không thể đưa ra bình luận về bất cứ quyết định cá nhân nào, nhưng họ hi vọng rằng các tổ chức sẽ tiếp tục nhận ra giá trị của tạp chí này.

Một danh sách quy mô quốc gia     

Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sẽ tốt hơn nếu có một chính sách trên quy mô quốc gia để tất cả các nhà nghiên cứu áp dụng thay vì mỗi tổ chức đưa ra một danh sách riêng.

Nhà nghiên cứu y học Ren Chuanli tới từ Bệnh viện Nhân dân Bắc Giang Tô thì nêu quan điểm: một danh sách của cả nước có thể giúp làm giảm những hành vi sai trái trong khoa học. “Tuy nhiên vấn đề thực sự không phải ở các tạp chí, mà ở người gửi bài cho tạp chí”.  

Ông Ren cho rằng, có một số tạp chí chất lượng cao nhưng lại xuất bản những bài báo chất lượng thấp, và ngược lại một số tạp chí được đánh giá là chất lượng thấp đôi khi lại xuất bản những bài báo chất lượng cao và có chỉ số trích dẫn cao.

Nhà nghiên cứu khoa học thần kinh Mu-ming Poo tới từ Viện Khoa học thần kinh CAS, Thượng Hải cũng cho rằng, các bài viết gian lận có thể xuất hiện trên mọi loại tạp chí, vì thế danh sách đen được đưa ra chỉ dựa trên chất lượng tổng thể của một tạp chí sẽ chưa chắc đã ngăn được những bài viết kém chất lượng.

Ngoài ra, danh sách này còn thường xuyên phải cập nhật vì các tạp chí mới liên tục ra đời.

Nguyễn Thảo (Theo Nature)

Hàng loạt GS, PGS không có bài báo ISI/Scopus

Hàng loạt GS, PGS không có bài báo ISI/Scopus

Trong số giáo sư, phó giáo sư được xét duyệt năm 2017, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp.

Tân giáo sư, phó giáo sư nào có nhiều bài báo khoa học nhất?

Tân giáo sư, phó giáo sư nào có nhiều bài báo khoa học nhất?

Trong 1.226 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có 1 người đạt chuẩn giáo sư và 3 người đạt chuẩn phó giáo sư có nhiều bài báo quốc tế ISI/ Scopus, có chỉ số ảnh hưởng cao.  

Tại sao thưởng 200 triệu đồng cho một bài báo quốc tế?

Tại sao thưởng 200 triệu đồng cho một bài báo quốc tế?

Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra mức "thưởng" 200 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế đạt ISI/SCOPUS Q1 có IF>2.

Oái oăm chấm điểm bài báo khoa học bổ nhiệm GS

Oái oăm chấm điểm bài báo khoa học bổ nhiệm GS

Thiếu hẳn quy trình phản biện chặt chẽ, đăng bài theo kiểu xin-cho khiến giới chuyên môn không tin tưởng vào chất lượng đăng trên tạp chí khoa học tại Việt Nam.

Thứ trưởng Khoa học nói lại chuyện 800 triệu/bài báo quốc tế

Thứ trưởng Khoa học nói lại chuyện 800 triệu/bài báo quốc tế

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, con số 800 triệu ông nói trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 25/5 là số tiền tài trợ cho một nhiệm vụ khoa học chứ không phải cho 1 bài báo công bố quốc tế.