Trong mô hình đặt ra giả thiết trật tự thế giới mới, khả năng G-2 mà trong đó Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế giới được đặt ra. Nhưng liệu điều này có khả thi?

Nhà kinh tế học C. Fred Bergsten là người đầu tiên đã phổ biến thuật ngữ G-2 để biểu tượng cho mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Trung. Trong cuốn sách ông xuất bản năm 2005 có tựa đề: Mỹ và nền kinh tế thế giới, ông đã lập luận rằng không có bất kỳ thách thức nào căng thẳng nhất trên thế giới có thể được giải quyết nếu thiếu sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh.

Rốt cuộc, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường dẫn đầu đã được thiết lập và đang nổi, là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, là hai đất nước thương mại lớn nhất, và cũng là hai nước gây ô nhiễm nhất. Trung Quốc là ‘chủ nợ’ lớn nhất thế giới, và Mỹ lại là con nợ lớn nhất thế giới. Sẽ không thể nào tái cân bằng lại nền kinh tế thế giới, tái tiếp lực cho các cuộc đối thoại thương mại toàn cầu, đối phó với biến đổi khí hậu, và kiểm soát các vấn đề xuyên quốc gia khác trừ khi Washington và Bắc Kinh cùng chia sẻ các kế hoạch, chi phí và cả rủi ro.

Ảnh minh họa

Quan hệ đối tác Mỹ - Trung không nhất thiết phải thể chế hóa. Về vấn đề an ninh – từ Iran cho tới Bắc Triều Tiên, cho tới quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan và cả giữa Israel – Palestine, cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ là Zbigniew Brzezinski đã đề xuất một mô hình “G-2 không chính thức” – một quan hệ đối tác dựa trên sự tương thuộc phức tạp thắt chặt tương lai của hai quốc gia.

Nhưng Washington và Bắc Kinh sẽ mất gì để hình thành nên một quan hệ đối tác như vậy?

Trước hết, Bắc Kinh phải quyết định xem liệu họ có chấp nhận điều này hay không. Đó không đơn giản là vấn đề tiếp tục mở rộng nền kinh tế ấn tượng của Trung Quốc. Trung Quốc cầ có một tầng lớp trung lưu rộng lớn, giàu có và tự tin có thể đóng vai trò nhất định trong thành công của chính quyền. Sự chính thống trong nước đóng vai trò then chốt cho vai trò lãnh đạo đối với bên ngoài.

Trung Quốc cũng có thể tạo nên một sự cân bằng bền vững trong nền kinh tế của họ, bằng cách chuyển đổi cho nền tảng tăng trưởng – từ việc phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, nay chuyển sang hướng tiêu thụ nhiều hơn trong nước – nhưng không đến mức ‘tách rời’ khỏi người tiêu dùng phương Tây và tách biệt Trung Quốc với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc có thể sẽ phải coi sự hợp tác với Washington như là một cách thức đầu tư hiệu quả (nhưng khá tốn kém) vào một hệ thống toàn cầu hoạt động vì lợi ích của Bắc Kinh.

Điều trái ngược là, một mô hình G-2 chỉ gồm Mỹ và Trung Quốc có thể buộc các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc tránh một sự mở rộng quá lớn về mặt quân sự. Vì điều này có thể dẫn tới trệch hướng rất nhiều nguồn lực, xa rời nhu cầu tái cân băng lại nền kinh tế và tạo ra một nền an sinh xã hội bền vững cho lớp dân số già. Do đó, Bắc Kinh có thể sẽ phải dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để đưa những thiện ý toàn cầu ra bên ngoài khu vực châu Á, điều này cần tới một mức độ tin tưởng giữa đôi bên (mà trước nay chưa từng có).

Về phía Mỹ, nền kinh tế Mỹ sẽ phải phục hồi đủ mạnh để thuyết phục những người đóng thuế rằng Mỹ sẽ lại có thể đủ sức để đầu tư vào một chính sách ngoại giao tham vọng hơn. Các nhà lập pháp của Mỹ cũng phải đảm bảo rằng việc tái cân bằng lại nền kinh tế giữa hai quốc gia rõ ràng theo hướng có lợi cho Trung Quốc – chắc chắn làm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa hai quốc gia – không khiến cho công chúng Mỹ ác cảm với Bắc Kinh. Nhưng việc kết hợp giữa các mối đe dọa chung và quan hệ đối tác về các vấn đề an ninh có thể sẽ trở nên thường xuyên.

Tuy nhiên, một thế giới G-2 không nhất thiết phải có thêm một siêu cường hoặc một liên minh cường quốc có đủ tiềm lực chính trị và kinh tế để cạnh tranh với Mỹ hay với Trung Quốc. Trong kịch bản này, Liên minh châu Âu bị chia rẽ từ bên trong hoặc bên ngoài theo hướng ít năng động hơn trong tương lai, chính phủ Nhật không thể thổi đủ sinh khí hồi phục nền kinh tế, và các cường quốc mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác trỗi dậy không đủ mạnh để đóng một vai trò độc lập trên trường quốc tế. Trong kịch bản đó, thì vai trò lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc là không thể thiếu được.

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một mô hình G-2 là không khả thi. Trước tiên, chưa từng có tiền lệ về một quan hệ đối tác đa chiều bền vững giữa hai cường quốc mạnh nhất thế giới, đặc biệt là khi họ có các hệ thống chính trị và kinh tế khác biệt. Trừ khi các sự việc đẩy Trung Quốc theo hướng cải cách cơ bản và thị trường tự do, còn nếu không thì rất khó để đặt lợi ích của hai quốc gia cùng theo một hướng lâu dài.

Cũng không có gì đảm bảo rằng lãnh đạo của Trung Quốc đủ tự tin để đảm nhận vai trò đó của đất nước. Nhiều người đã kêu gọi xây dựng mô hình G-2 trong nhiều năm, nhưng trong số những người đó, không có ai là người Trung Quốc. Một thời kỳ G-0 đầy biến động như hiện nay khó có thể thay đổi điều này. Thêm vào đó, nhiều khả năng là cả Mỹ và Trung Quốc sẽ không trỗi dậy từ G-0 cùng với một sự tự tin mới – đặc biệt là khi nhìn vào các kế hoạch cải cách của Trung Quốc tham vọng như thế nào, và giới trung lưu của Mỹ bất ổn như thế nào.

Hơn nữa, khó mà hình dung được rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ chỉ là hai quốc gia duy nhất trỗi dậy từ G-0 mà không hề hấn gì. Bất kể điều gì xảy ra với khu vực đồng tiền chung châu Âu, lực lượng nhân công đầy kỹ năng của châu Âu và truyền thống sáng tạo của họ sẽ thúc đẩy phát triển và cho thấy sức bền lâu dài của họ. Nhật Bản cũng vậy, họ đã có nhiều bước lùi, nhưng đó vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Không có bất kỳ lý do nào khiến người ta tin rằng tăng trưởng trong các quốc gia nổi trội hàng đầu sẽ chậm lại tới mức tước đi cả tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của họ. Tăng trưởng có thể chậm, nhưng chỉ có một thảm họa toàn cầu thực sự mới đẩy cả thế giới về một thế giới hai cực.

Lê Thu (Theo FP)

Thế giới đã ra khỏi trật tự 'đơn cực'
Khi các lãnh đạo G-8 nhóm họp tại Trại David vào tuần này, có rất nhiều câu chuyện đề cập về vai trò lãnh đạo toàn cầu, cũng như tầm quan trọng của vai trò này đối với một thế giới đang dễ xung đột như hiện nay.
 
Vũ khí Mỹ tràn ngập các bộ phận dởm Trung Quốc
Theo báo cáo mới công bố hôm 21/5 của Thượng viện Mỹ, ước tính hơn 1 triệu bộ phận điện tử giả của Trung Quốc đang được sử dụng trong các máy bay quân sự của nước này.
 
Trung Quốc cứng rắn đáp trả báo cáo của Mỹ
Trung Quốc đã bày bỏ 'sự phản đối mạnh mẽ' đối với báo cáo của Lầu Năm Góc, cho rằng Bắc Kinh đang tiến hành một hoạt động tình báo trên mạng rầm rộ để xây dựng sức mạnh quân sự của mình.