- Hội thảo điều lệ trường ĐH tư thục phi lợi nhuận diễn ra sáng ngày 22/8 có sự tham gia của các trường đại học ngoài công lập. Điều dễ nhận thấy là ngay cả những người theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận cũng có những cách nhìn khác nhau về vấn đề này.

Tranh cãi

Bản dự thảo thứ 5 của về “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Phan Châu Trinh hoạt động không vì lợi nhuận” được đưa ra giới thiệu.

Trường giải thích từ ngữ “không vì lợi nhuận” tại ĐH Phan Châu Trinh có nghĩa là nhà trường không phân phối nguồn thu và thặng dư đạt được trong quá trình hoạt động cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu của nhà trường hướng đến lợi ích người học và cộng đồng.

{keywords}

Chỉ ra 1 điểm mạnh 3 điểm yếu của trường lợi nhuận (LN), và 1 điểm yếu 3 điểm mạnh của trường PLN, và cho biết thành quả sau 18 năm trường hoạt động đã có khối tài sản gần 1 nghìn tỉ đồng với 800 cổ đông, kết luận của ông Trần Phương là các trường LN cần chuyển thành PLN để phát triển vững chắc.


Tuy nhiên, ông Trần Phương, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bình luận: “Ở Việt Nam làm như thế là nguy hiểm. Có thể trong tương lai, những loại hình trường phi lợi nhuận (PLN) thực sự như của nước ngoài – mô hình mà trường ĐH Phan Châu Trinh đang theo đuổi - sẽ xuất hiện, nhưng hiện nay thì không có. Trường Phan Châu Trinh có thể theo mô hình này, nhưng rồi 20 năm sau, liệu ai điều hành, ai lo lắng?"

Chỉ ra 1 điểm mạnh 3 điểm yếu của trường lợi nhuận (LN), và 1 điểm yếu 3 điểm mạnh của trường PLN, và cho biết thành quả sau 18 năm trường hoạt động đã có khối tài sản gần 1 nghìn tỉ đồng với 800 cổ đông, kết luận của ông Trần Phương là các trường LN cần chuyển thành PLN để phát triển vững chắc. Ông Trần Phương nói một cách “đơn giản”, rằng không cần bàn bạc thêm nữa về mô hình PLN, cứ theo định nghĩa của Luật Giáo dục ĐH năm 2013 mà thực hiện.

Và có 2 điều kiện để chuyển từ trường LN sang PLN là: Trả lợi tức hàng năm cho các nhà đầu tư bằng với lãi suất của trái phiếu Chính phủ; Và các nhà đầu tư lớn từ bỏ vị thế của mình, lùi xuống như một cổ đông bình thường, không biểu quyết theo trọng lượng vốn.

Phải cam kết vì người Việt rất “linh hoạt”

Tuy nhiên, sau ý kiến này của ông Trần Phương, đại diện các trường khác đều cho rằng chỉ có mình ông Trần Phương mới có khả năng không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, tổ chức một HĐQT nhiều số người hơn trong quy định, tỉ lệ phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư, hay như cả cách “lách” độ tuổi của hiệu trưởng...  Bởi vì, với những quy định trong các văn bản pháp luật như hiện nay, các trường khó có thể áp đặt nhà đầu tư nếu như họ muốn thực hiện quyền được cho phép.

Hiệu trưởng của ngôi trường vẫn đang trong cơn sóng gió – bà Bùi Trân Phượng (Trường ĐH Hoa Sen) tha thiết cho rằng, nếu Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy của Nhà nước mà không bảo đảm cho giáo dục PLN, sẽ có nguy cơ chết hàng loạt trường, mà chết những trường tốt nhất, mạnh nhất.

{keywords}

Bà Bùi Trân Phượng đề nghị phải có những quy định rõ ràng về vốn sở hữu chung không chia. Ảnh: Xuân Trung

Bà Phượng kể lại quá trình vì sao ngôi trường hình thành từ một ý tưởng PLN, với sự tài trợ của Pháp, sự đóng góp tài chính và cơ sở vật chất của TP.HCM lại có nguy cơ trở thành tài sản cá nhân. Và thực tế đã trở thành tài sản cá nhân bởi chính những quy định của Nhà nước.

“Quy tắc dồn phiếu phải được sửa, bởi chính những quy tắc này đã khiến cho trách nhiệm trở thành tiếng nói của tiền bạc. Nhà đầu tư hiện nay rất mạnh do pháp luật cho phép” – bà Phượng nhấn mạnh. Nếu không làm chặt, nhà đầu tư còn có thể làm một việc khác là chuyển giá.

Thậm chí vẫn công bố PLN nhưng thành lập những công ty trong trường học để moi ruột ĐH. Hoặc nhiều nhà đầu tư bây giờ là các đại gia bất động sản, đất đai mênh mông, họ có thể chuyển trường về xây dựng trên đất của họ.....

Bà Phượng đề nghị, phải có những quy định rõ ràng về vốn sở hữu chung không chia. Và “phải cấm những trường từ PLN trở thành LN trong quá trình phát triển của trường”.

Cần sân chơi bình đẳng?

Ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông nêu quan điểm cần chấp nhận sân chơi bình đẳng cho các loại hình trường công, trường tư PLN, trường tư LN.

“Không nên tiên đoán các trường LN sẽ gặp khó khăn, vì mỗi trường có một  vị thế riêng. Biết đâu nay mai các trường LN sẽ lại tổ chức hội thảo và tiên đoán PLN sẽ chết? Vì vậy, cứ để chung sân chơi, còn khuyến khích hay không là chuyện khác” - ông Dụ nói.

Theo ông Dụ, việc cam kết PLN là cần thiết, bởi người Việt Nam hết sức “linh hoạt”, có thể nay thế này mai thế khác.

{keywords}

Đại diện các trường ngoài công lập đều cho rằng chỉ có mình ông Trần Phương mới có khả năng không phải nộp thuế, "lách" độ tuổi hiệu trưởng, tổ chức HĐQT nhiều hơn số người quy định.

Ông Trương Quang Mùi, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn cũng khẳng định, vấn đề PLN hay không phải được quy định ngay trong đề án thành lập trường, chứ không phải đến khi có đại hội cổ đông mới quy định.

Trước các ý kiến trái chiều, đại diện Vụ tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), khẳng định không bàn chuyện cấm hay không cấm trường PLN chuyển sang trường LN, vì cấm sẽ rất khó xã hội hoá giáo dục, mà phải có cơ chế để chuyển.

Còn đại diện Vụ Giáo dục ĐH cũng cho biết hướng quy định là các trường phải khẳng định tôn chỉ mục đích thành lập ở ngay trong quyết định thành lập trường do Thủ tướng chính phủ ký. Nếu muốn chuyển cũng phải có quyết định của Thủ tướng, chứ không phải nay nói thế này mai nói thế khác.

Các tiêu chí khác mà Bộ GD-ĐT và các trường ngoài công lập sẽ phải sớm làm rõ là việc cam kết, lương, chi phí cho người lao động, cho HĐQT, các vấn đề liên quan tới tài sản không chia...

Trường phi lợi nhuận, theo định nghĩa của Luật Giáo dục ĐH năm 2013 (điều 4, khoản 7), được nhận biết bởi 2 đặc trưng cơ bản:

Một là, các thành viên góp vốn (hay cổ đông) không hưởng loại tức từ vốn góp, hoặc chỉ hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Hai là, phần lợi nhuận tích luỹ hàng năm được biến thành tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển trường.

Ngân Anh