Ở Vĩnh Long có một dòng họ bị
mắc “hội chứng tay vượn”. Những người này có hình dáng cao gầy bất thường, chân
tay dài và không mấy người sống được qua tuổi trung niên. TIN BÀI KHÁC
Nhạc sĩ Huy Tuấn tiết lộ "người ấy"
Vợ chồng giáo viên chứa phim sex trong máy tính
Không thể hai lần phá thai mà vẫn còn trinh
Dòng họ ba đời có vóc dáng quá khổ
Đó là câu chuyện của gia đình anh Phan Văn Quân, ngụ tại tổ 13, ấp Vĩnh Tắc, xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long).
Theo lời một cán bộ đoàn thanh niên UBND xã Vĩnh Xuân cho chúng tôi biết, những người trong gia đình anh Quân đều có hình dáng cao gầy, chân tay rất dài. Đặc biệt, một vài người trong dòng họ này đã chết khi còn rất trẻ. Điều này khiến những người dân địa phương rất hiếu kỳ và thường đoán già đoán non họ bị trúng gió hay bị “bệnh tà” nên chết yểu.
Cũng theo người cán bộ này thì anh Quân có biểu hiện của bệnh đau tim chứ họ không biết anh mắc bệnh gì.
Khi bước vào tuổi trung niên, anh Quân bắt đầu có biểu hiện ngực đau dữ dội, tim đập liên hồi.
Càng ngày, cơ thể anh Quân càng
mệt mỏi và xuống sức thấy rõ. Anh không thể ôm bao lúa bước phăng phăng như
trước đây, mà chỉ có thể lê nó từng bước, vừa đi vừa thở dốc.
Phan Văn Quân với thân
hình quá khổ (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Cuối cùng, lá thư của anh đã đến được Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và họ thông báo anh được mổ tim miễn phí.
Hội chứng tay vượn (Marfan) di truyền và rất nguy hiểm
Được các bác sĩ tim mạch của
Bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM thăm khám, anh Quân mới biết dòng họ mình bị
mắc hội chứng Marfan, còn gọi là “hội chứng tay vượn”, một căn bệnh rất hiếm gặp
trên thế giới. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể kéo dài tuổi thọ quá
70; nếu không thì khó qua khỏi tuổi 45.
Cháu anh Quân là Trí Thức
cũng mắc bệnh giống cha ông (Ảnh: Thanh Niên)
Ngoài ra, bệnh Marfan còn di truyền 50%. Mang thai ở phụ nữ mắc hội chứng Marfan là một yếu tố làm nặng các biến chứng tim mạch, có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh Marfan có chữa được không?
Bệnh nhân Marfan nếu phát hiện sớm, theo dõi sát sao, điều trị thích hợp thì dự hậu cải thiện rõ rệt, thậm chí có thể sinh hoạt gần như người bình thường. Trước đây, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân Marfan là 45 tuổi, tử vong chủ yếu do biến chứng tim mạch. Hiện nay, nhờ phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tuổi thọ đã tăng lên, có những trường hợp sống trên 70 tuổi. Vì vậy, những người có thân nhân bị hội chứng Marfan hoặc có dáng người nghi ngờ thì nên đi khám.
Bác sĩ sẽ theo dõi, điều trị hội chứng Marfan tuỳ theo cơ quan có biến chứng. Bệnh nhân có bệnh van tim cần theo dõi, điều trị thuốc, phẫu thuật khi cần, nhằm tránh suy tim nặng. Bệnh nhân bị giãn động mạch chủ cần dùng thuốc để hạn chế động mạch chủ dãn thêm hay bóc tách. Phình hay bóc tách động mạch chủ nếu có chỉ định thì cần phẫu thuật để thay đoạn động mạch chủ bị bệnh. Tuỳ vào mức độ biến chứng, bệnh nhân Marfan sẽ được bác sĩ tư vấn mức hoạt động thể lực phù hợp. Nhìn chung, hoạt động thể lực nhẹ đến vừa có thể chấp nhận, tránh các hoạt động gắng sức nhiều và đột ngột, nhất là bệnh nhân có biến chứng tim mạch. Không nên chơi các môn thể thao cần nhiều thể lực, tính đối kháng cao, dễ va chạm, chấn thương.
Vào tháng 12/2010, anh Quân được
mổ tim và không còn đau ngực nữa, tim đập lại bình thường. Nhưng các bác sĩ dặn
anh không được khiêng vác nặng quá 10 kg, không được chạy xe gắn máy, nếu không,
có thể đau tim chết bất cứ lúc nào. Cũng theo lời khuyên của các bác sĩ, anh
đang gấp rút lo giấy tờ để các em và cháu anh lên TP.HCM xét nghiệm và tiến
hành phẫu thuật.
Trên thế giới, dựa vào hình dáng
(trước đây, hội chứng Marfan chưa được tìm hiểu nhiều), có rất nhiều người nổi
tiếng được các nhà khoa học cho là có nhiều khả năng mắc hội chứng Marfan như:
Abraham Lincoln (cựu tổng thống Mỹ), Charles de Gaulle (cựu tổng thống Pháp),
Akhenaton (Pharaon Ai Cập ở thế kỷ 14), Christian Andersen (nhà văn Đan Mạch),
Kornei Chukovski (nhà văn Nga), Niccolò Paganini (nhạc sĩ Ý), Vincent Schiavelli
(diễn viên Mỹ)…
Vận động viên bơi lội người Mỹ
Michael Phelps, người đang sở hữu 14 huy chương vàng, giữ kỷ lục về số huy
chương vàng Olympic, trong cuốn tự truyện Michael Phelps: Beneath the Surface đã
kể rằng với đặc điểm cơ thể như vậy (cao 1,93m, sải tay dài đến 2,03m, dài hơn
cả chiều cao, còn các khớp vai, đầu gối, mắt cá rất linh hoạt) khiến các bác sĩ
nghi ngờ anh mắc hội chứng Marfan và tiến hành kiểm tra tổng quát. May mắn
Phelps không có vấn đề về tim mạch, vẫn có thể chơi thể thao, nhưng cần theo dõi
và kiểm tra mỗi năm tại bệnh viện Johns Hopkins. Kém may mắn hơn Phelps, vận
động viên Flo Hyman, người đoạt huy chương bạc bóng chuyền nữ tại Olympic 1984,
mắc hội chứng Marfan và đã đột tử trong một trận thi đấu tại Nhật Bản năm 1986
do vỡ phình động mạch chủ.
Dựa vào hình dáng, một số người
nổi tiếng sau cũng được các nhà khoa học cho là có nhiều khả năng mắc hội chứng
Marfan như: Abraham Lincoln (cựu tổng thống Mỹ), Charles de Gaulle (cựu tổng
thống Pháp), Akhenaton (Pharaon Ai Cập ở thế kỷ 14), Christian Andersen (nhà văn
Đan Mạch), Kornei Chukovski (nhà văn Nga), Niccolò Paganini (nhạc sĩ Ý), Vincent
Schiavelli (diễn viên Mỹ)…
Những người mắc bệnh
Marfan nổi tiếng thế giới
Kim Duyên
(Tổng hợp theo Sài Gòn Tiếp Thị và Thanh Niên)