Android 4.1-4.3  Jelly Bean

Kỷ nguyên Jelly Bean của Android bắt đầu từ tháng 6/2012 với sự ra mắt của Android 4.1. Google nhanh chóng ra mắt phiên bản 4.2 và 4.3, cả hai đều dưới cái tên Jelly Brean lần lượt vào tháng 10/2012 và tháng 7/2013.

Một vài tính năng mới của Jelly Bean gồm có những cải tiến về hệ thống thông báo, cho phép hiển thị thêm nhiều nội dung hơn, cùng hỗ trợ hoàn toàn cho phiên bản Chrome di động trên Android. Ngoài ra, Google Now cũng có màn ra mắt ấn tượng, “Project Butter” được giới thiệu để cải thiện tốc độ hoạt ảnh cũng như độ trễ phản hồi. External Displays và Miracast cũng được hỗ trợ cùng chụp ảnh HDR.

Android 4.4 KitKat

Android 4.4 là phiên bản đầu tiên sử dụng tên thương hiệu của một hãng kẹo. Trước khi được chính thức phát hành vào tháng 9/2013, công ty đã gợi tý tại hội nghị Google I/O năm đó rằng code name cho Android 4.4 sẽ là Key Lime Pie, và hầu hết nhân viên trong đội ngũ Android của Google cũng đã tưởng thế thật.

KitKat không mang đến quá nhiều tính năng nổi bật mới, nhưng lại có một điểm then chốt rất quan trọng: OS được tối ưu hóa mạnh giúp chạy mượt mà trên smartphone giá rẻ có dung lượng RAM khiêm tốn, thậm chí chỉ 512 MB. Điều này đã giúp Android mở rộng thị phần khi hàng loạt nhà sản xuất lựa chọn cài đặt Android lên các thiết bị giá rẻ của mình.

Google Nexus 5 là smartphone đầu tiên ra mắt với Android 4.4 KitKat được cài đặt sẵn, Mặc dù KitKat được phát hành gần 4 năm trước, hiện vẫn còn nhiều thiết bị đang chạy trên nền tảng này, thống kê của Google cho biết vẫn còn 15,1% thiết bị chạy KitKat.

Android 5.0 Lollipop

Android 5.0 ra mắt mùa thu năm 2014 là một bản cập nhật lớn, thay đổi hoàn toàn giao diện của hệ điều hành. Lollipop đánh dấu năm đầu tiên Google sử dụng ngôn ngữ thiết kế Material Design, vốn được các nhà thiết kế sử dụng vô số hiệu ứng ánh sáng và đổ bóng nhằm tạo chiều sâu cho UI, giả lập một giao diện như nhiều tờ giấy phẳng chồng lên nhau, thành phẩm là một Android Lollipop có giao diện vừa phẳng vừa có chiều sâu, không giống bất kỳ giao diện nào từng có trước đó. Không chỉ vậy, Lollipop còn giới thiệu hàng loạt thay đổi cơ bản tới hệ điều hành, như thanh điều hướng phẳng và hiện đại hơn, màn hình Recent Apps dạng xếp chồng, và hệ thống thông báo ngay từ ngoài màn hình.

Phiên bản 5.1 tiếp đó cập nhật thêm một vài tính năng ẩn hữu dụng, có thể kể đến trong đó là hỗ trợ dual-SIM, HD Voice calls và Device Protection để ngăn kẻ xấu truy cập vào điện thoại ngay cả khi thiết bị bị factory reset.

Google Nexus 6, cùng máy tính bảng Nexus 9 là hai thiết bị đầu tiên được cài đặt sẵn Android Lollipop. Hiện tại, Android 5.0 đang được cài đặt trên khoảng 29% thiết bị Android trên toàn cầu, theo số liệu thống kê của Google cho hay. Một thú vị nho nhỏ: Google đã dùng code name “Lemon Meringue Pie” cho Android 5.0 trong nội bộ đội ngũ phát triển trước khi lựa chọn Lollipop làm tên chính thức.

Android 6.0 Marshmallow

Ra mắt năm 2015, Android 6.0 Marshmallow lấy cảm hứng từ món kẹo ngọt mà những người đi cắm trại thường nướng trên ngọn lửa củi rừng. Tuy nhiên, nội bộ nhân viên lại sử dụng cái tên “Macadamia Nut Cookie” để ám chỉ Android 6.0 trước khi chính thức công bố. Bản cập nhật đã nâng cấp trải nghiệm người dùng tại một số điểm then chốt như: khay ứng dụng chuyển về vuốt dọc, Google Now on Tap ra mắt, hỗ trợ chính thức cho mở khóa sinh trắc học (vân tay), USB-C, Android Pay và nhiều tính năng khác.

Những thiết bị đầu tiên được cài đặt sẵn Android 6.0 gồm dòng smartphone Nexus 6P và Nexus 5X, cùng chiếc tablet Pixel C. Hiện Marshmallow đang là phiên bản Android phổ biến nhất trên thế giới với 32,2% thiết bị cài đặt.

Android 7.0 Nougat

Android 7.0 được phát hành vào mùa thu năm 2016, trước khi cái tên Nougat được cả thế giới biết đến, “Android N” được các nhân viên gọi với cái tên “New York Cheesecake”, Nougat mang tới khả năng đa nhiệm tốt hơn do nhu cầu sử dụng smartphone màn hình lớn đang ngày một tăng cao, đơn cử là split-screen mode cho phép dùng đồng thời 2 ứng dụng trên màn hình hay khả năng chuyển qua lại nhanh chóng giữa hai ứng dụng gần nhất.

Không dừng lại ở đó, Google còn hỗ trợ Vulkan API - cải thiện hiệu suất xử lý hình ảnh 3D, cho phép các nhà sản xuất bên thứ ba hỗ trợ DayDream Virtual Reality, và cuối cùng là chuyển sang bộ nén JIT để tăng tốc độ mở ứng dụng.

Khác với các năm trước, đối với Nougat, ngoài hai “con đẻ” Google Pixel và Pixel XL ra, còn có thêm LG V20 là một trong những flagship được cài 7.0 Nougat sớm nhất. Hiện Android Nougat chiếm khoảng 15,8% tổng số thiết bị chạy Android trên toàn thế giới.

Android 8.0 Oreo

Tháng 3/2017, Android 8.0 Oreo chính thức được Google phát hành. Trước khi chính thức công bố, vị phó giám đốc Android tại Google, ông Hiroshi Lockheimer đã đăng tải một tấm hình GIF về một chiếc bánh Oreo trên Twitter của mình hồi tháng 2/2017, và đó là gợi ý đầu tiên về cái tên, loại bánh quy chocolate kẹp vào lớp kem béo ngậy, Android 8.0.

Tháng 8, Google chính thức xác nhận Oreo sẽ là cái tên mới nhất trong danh sách các món tráng miệng ngọt của Android. Đây là lần thứ hai Google chọn một tên thương hiệu khác đặt cho phiên bản OS của mình.

Về tính nắng, Android Oreo chứa nhiều thay đổi về hình ảnh trong các ứng dụng gốc như Cài đặt, thay thông báo trạng thái, thanh cài đặt nhanh, hỗ trợ native cho chức năng picture-in-picture (chức năng cho phép xem video trong một cửa sổ nhỏ khi đang dùng ứng dụng khác, cải thiện bảo mật và xử lý mật khẩu, v.v….

Android Oreo hiện còn rất mới và mới chỉ có trên một số thiết bị nhất đinh, bao gồm các thiết bị Nexus và Pixel. Chắc chắn chiếc Pixel 2 tại thời điểm ra mắt, được cho là tháng 10 tới đây, sẽ được cài đặt sẵn Android Oreo