Tuyệt đối không được bám đuôi xe khác ở tốc độ cao, khi xảy ra trường hợp bất ngờ sẽ không phản ứng kịp.

Khi lưu thông, tốc độ và khoảng cách giữa các xe là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của tài xế cũng như người ngồi trong xe. Theo Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải, quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

Đối với mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định rất cụ thể. Từ 0 đến 60 km/h, khoảng cách an toàn là 30m. Từ 60-80 km/h, khoảng cách an toàn là 50m. Từ 80-100 km/h, khoảng cách an toàn là 70m và từ 100-120 km/h, khoảng cách an toàn là 90m.

{keywords}

"Bám đuôi" xe phía trước rất dễ xảy ra tai nạn khi xảy ra tình huống bất ngờ - Ảnh minh họa

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tài xế phải điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn bình thường.

Tuy vậy khi lưu thông, không phải lúc nào khoảng cách trên cũng được tuân thủ. Ngược lại, nhiều tài xế có thói quen “bám đuôi”, dễ gây tai nạn liên hoàn. Trên các tuyến cao tốc có nhiều biển báo thước đo về khoảng cách an toàn (biển chỉ dẫn 0m - 50m - 100m).

{keywords}

Biển báo thước đo về khoảng cách an toàn - Ảnh: Dân trí

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, có một nguyên tắc phổ biến nhất là tính theo giây. Nguyên tắc chỉ ra rằng ít nhất tài xế phải giữ khoảng cách từ 2-3 giây với xe trước. Trong trường hợp điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, tài xế cần tăng khoảng cách an toàn lên 4-5 giây.

{keywords}

Luật xử phạt vượt đèn vàng được áp dụng tương đương xử phạt vượt đèn đỏ - Ảnh minh họa

Tuyệt đối không được bám đuôi xe khác ở tốc độ cao, khi xảy ra trường hợp bất ngờ sẽ không phản ứng kịp. Hơn nữa, khi luật xử phạt lỗi vượt đèn vàng được áp dụng, việc giữ khoảng cách an toàn khi chạy xe trong phố là hết sức cần thiết để tránh va chạm với xe phanh gấp khi đèn tín hiệu bất ngờ đổi màu.

(Theo Xe giao thông)