- Hôm nay, Thông tư 57 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện Phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bắt đầu có hiệu lực.

Sáng 6/1, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai Thông tư số 57 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành.

Lực lượng cảnh sát đã tiến hành kiểm tra trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với lái xe ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên và ô tô vận chuyển chất dễ cháy, hàng nguy hiểm có nguy cơ cháy nổ cao tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

{keywords}

Đại tá Đoàn Hữu Thắng kiểm tra thiết bị PCCC trên xe khách.

Đại tá Đoàn Hữu Thắng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) cho biết: “Loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải trang bị phương tiện PCCC được nêu tại Điều 4, Thông tư 57/2015, gồm 2 đối tượng chính: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ”.

Hàng triệu xe phải trang bị PCCC

Đến hết tháng 10/2015, cả nước có 1.005.803 ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Số xe khách từ 10 chỗ trở lên là 116.634 xe.

V.Đ

“Trên thị trường có rất nhiều cơ sở kinh doanh phương tiện, vật tư, thiết bị PCCC. Tuy nhiên, để trang bị phương tiện PCCC đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn, cần lưu ý chỉ nên mua phương tiện đã được kiểm định về PCCC và dán tem kiểm định” – Đại tá Thắng cho biết thêm.

Tại Điều 18 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/8/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Theo đó, chủ phương tiện giao thông cơ giới có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra, Cảnh sát PCCC có thẩm quyền kiểm tra an toàn PCCC định kỳ hoặc đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn PCCC hoặc vi phạm quy định về PCCC và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

{keywords}

Cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH Bộ Công an tuyên truyền, nhắc nhở lái xe những ngày đầu chưa được trang bị thiết bị PCCC.

Ngoài ra, việc kiểm tra định kỳ trang bị phương tiện PCCC cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăng kiểm đường bộ thực hiện, nếu các phương tiện giao thông cơ giới khi đăng kiểm lại mà không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định thì cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.

Theo điều 41, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định:

- Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

- Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

P.T