Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, muốn đợi thời cơ để tăng giá, thu lời lớn, nhiều đại lý, cửa hàng ở Hà Nội có động thái “găm hàng” chờ Tết khiến giá cả trên thị trường bị đẩy lên trước Tết khá xa.
Rùng mình với mứt tết bẩn và rởm
Hàng lậu, hàng giả rầm rập vào vụ tết
Tết này không có tiền lẻ mới đi chùa
Nước mắm, mỳ tôm tăng giá ăn theo tết
Dịch vụ ngày tết: Giá không tăng vẫn đìu hiu
Hàng lậu, hàng giả rầm rập vào vụ tết
Tết này không có tiền lẻ mới đi chùa
Nước mắm, mỳ tôm tăng giá ăn theo tết
Dịch vụ ngày tết: Giá không tăng vẫn đìu hiu
Thịt, cá và đặc biệt là rau xanh đã tăng giá khá cao. Tuy nhiên, theo nhận định của các tiểu thương, đợt tăng giá này vẫn còn nhẹ nhàng, sát ngày tết, giá cả sẽ còn khủng khiếp hơn.
Đua nhau tăng giá
Dạo quanh các chợ đầu mối lớn của Hà Nội như chợ Hôm, chợ Thành Công, Đồng Xa…, có thể thấy giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, củ quả đều tăng chóng mặt. Đặc biệt, rau xanh đã tăng 20-30%, tăng nhiều nhất là các loại rau cải ngọt, rau muống, cải thảo, khoai tây…
Rau muống tăng giá từ 4.000 đồng/bó lên 6.000- 7.000 đồng/bó; cải ngọt tăng giá từ 12.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo có giá từ 12.000 đồng/kg tăng lên 16.000 đồng/kg; cải xoong tăng giá từ 4.000 đồng/bó lên 5.000 - 7.000 đồng/bó. Các loại rau khác như ngọn su su tăng giá từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg; súp lơ xanh tăng giá từ 10.000 đồng/cây lên 15.000 đồng/cây; cải bắp tím tăng giá từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg…
Đua nhau tăng giá
Dạo quanh các chợ đầu mối lớn của Hà Nội như chợ Hôm, chợ Thành Công, Đồng Xa…, có thể thấy giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, củ quả đều tăng chóng mặt. Đặc biệt, rau xanh đã tăng 20-30%, tăng nhiều nhất là các loại rau cải ngọt, rau muống, cải thảo, khoai tây…
Rau muống tăng giá từ 4.000 đồng/bó lên 6.000- 7.000 đồng/bó; cải ngọt tăng giá từ 12.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo có giá từ 12.000 đồng/kg tăng lên 16.000 đồng/kg; cải xoong tăng giá từ 4.000 đồng/bó lên 5.000 - 7.000 đồng/bó. Các loại rau khác như ngọn su su tăng giá từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg; súp lơ xanh tăng giá từ 10.000 đồng/cây lên 15.000 đồng/cây; cải bắp tím tăng giá từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg…
Rau xanh đã thiết lập mức giá mới |
Đối với thực phẩm tươi sống, tăng giá nhanh và cao nhất là thịt gà. Cụ thể giá gà ta tăng 20-30% từ mức 100-110.000/kg thì nay đã ở mức 130.000 đến 150.000 đồng/kg; gà công nghiệp tăng từ 80.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg…
Các loại thịt lợn và bò cũng có mức tăng giá đáng kể: Thịt lợn tăng từ 5.000- 7.000 đồng/kg; nạc thăn từ 90.000 đồng/kg lên 100.000 đồng/kg; sườn thăn tăng từ 80.000 đồng/kg lên 90.000 – 95.000 đồng/kg. Thịt bò cũng có giá cao hơn so với tuần trước khoảng 10.000 đồng/kg và hiện bắp bò có giá giao động từ 220.000 – 250.000 đồng/kg; thăn bò có giá 240.000 - 250.000 đồng/kg; thịt bê có giá 210.000- 230.000 đồng/kg…
Thịt gà, thịt bò là 2 mặt hàng tăng giá đáng kể nhất |
Chị Hồng, một chủ hàng thịt gà trong chợ Thành Công cho biết: “Mấy hôm nay thấy đài, báo hay nói đến nguy cơ thiếu thịt cho Tết nên không chỉ hiện nay đã tăng giá mà chắc chắn càng gần Tết, các mặt hàng này sẽ còn tăng mạnh”.
Ngoài các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà, rau xanh có xu hương tăng giá, mặt hàng khô cũng đã tăng thêm so với những tháng trước ở một vài sản phẩm như măng khô, miến, mộc nhĩ, nấm hương, tôm khô…với sức tăng khoảng 5 - 10%.
Cụ thể: Giá miến khô tăng từ 30.000đ/kg lên 40.000đ/kg; măng khô tăng từ 150.000đ/kg lên 180.000đ/kg; mộc nhĩ giá từ 150.000đ/kg lên 170.000đ/kg; nấm hương khô tăng từ 35.000đ/kg lên 45.000đ/kg.
Các loại đỗ, lạc tăng giá nhẹ. Đỗ đen tăng từ 37.000đ/kg lên 40.000đ/kg; đỗ xanh tăng từ 45.000đ/kg lên 50.000đ/kg; đỗ tương vẫn giữ mức 30.000đ/kg; lạc nhân bán lẻ là 7.000đ/lạng còn bán cả kg là 60.000 – 65.000đ/kg; vừng đen tăng lên 70.000đ/kg; vừng vàng 50.000đ/kg.
Tranh thủ “găm” hàng
Phục vụ Tết, một trong những mặt hàng dễ găm nhất là bia và đồ uống bởi đây không chỉ là đồ uống được lựa chọn trong những ngày tết mà còn làm quà, hạn sử dụng kéo dài nên hiếm khi bị ế.
Anh Hà, chủ đại lý bánh kẹo, nước giải khát đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy) cho biết: “Gần tết đại lý nào cũng phải găm hàng trước. Thời điểm này chỉ xuất hàng cho những đại lý quen, bán được lượng hàng lớn. Cách tết chừng 5 ngày mới bung hàng ra. Lúc đó, có khi tăng cả trăm nghìn/két người dân cũng mua”.
Theo tiết lộ của chủ đại lý này, năm ngoái, sau tết chừng 2,3 ngày, nhu cầu khách hàng mua đồ rất lớn vì đó là lúc đi chúc tết. Nhiều cửa hàng đã “cháy” hàng nên tha hồ đẩy giá.
Không chỉ đồ uống, hàng khô, hàng có thời gian sử dụng dài ngày, mà ngay cả các mặt hàng tươi sống như: thịt bò, thịt trâu, lợn, gà…cũng được giữ lại chờ tết.
Tại một số chợ, nhiều lái thương cho biết, hiện nay họ chỉ làm hàng cầm chừng, chủ yếu là đi gom hàng chờ Tết đến để tăng giá.
Chủ một lò mổ lợn tại xã Xuân Phương (Phú Diễn-Từ Liêm) cho biết, đã thu gom lợn tại chuồng và gửi nuôi hộ với mức giá 35-40.000đ/ngày. Những con lợn mỡ sẽ được tiêu thụ từ ngày 25-28 âm lịch để gói bánh chưng. Từ 29-4.1 âm lịch thì chỉ “thịt” con nạc.
Các tiểu thương đang "găm" lợn ở nhà dân (ảnh minh hoạ) |
Tuy nhiên, theo nhiều lái buôn, găm hàng không phải lúc nào cũng trúng, có khi lỗ cả trăm triệu nếu khả năng tự dự đoán sai.
Một mặt hàng không thể thiếu ngày tết đó là hoa quả, và mặt hàng này tưởng chừng không thể găm hàng nhưng các tiểu thương cũng tìm mọi cách để “dìm hàng” kịp tết. Nhiều cửa hàng nhập hàng sớm, dùng thuốc bảo quản để giữ hàng. Một số cửa hàng chủ động nhập quả xanh từ đầu tháng 11, chưa cho chín bằng cách cho vào phòng kín, chèn các can dịch làm lạnh để bảo quản.
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, do thời tiết
lạnh kéo dài trong nhiều ngày qua, khiến các mặt hàng tăng giá, trong đó
có rau xanh. Đặc biệt đối với mặt hàng thịt gà, thời gian qua do việc
kiểm soát gà nhập lậu được siết chặt làm giảm nguồn cung nên một phần
giá bị đội lên. Nhưng mức giá tăng này cũng là hợp lý, để khuyến khích người chăn nuôi khi hàng loạt hàng hóa đầu vào cho ngành chăn nuôi cũng đã tăng từ trước. Tuy nhiên, từ nay đến Tết Nguyên đán cần kiểm soát tốt giá cả và tạo nguồn dự trữ dồi dào vì hiện hàng bình ổn giá chỉ chiếm 30%, còn lại 70% là do thị trường tự do quyết định nên nguy cơ tăng giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sở Công thương Hà Nội đã có phương án liên kết các tỉnh tạo nguồn hàng, đảm bảo sẽ không có sự tăng giá đột biến, nhưng theo quy luật từ nay đến Tết giá vẫn sẽ tăng nhẹ 10-15% so thời điểm trước. |
(Theo Khám phá)