“Theo kết luận của Thành ủy về phương án đổi giờ, về cơ bản tôi thấy vẫn như cũ. Học sinh tiểu học, THCS vẫn 8h đi học, cán bộ công chức vẫn đi làm lúc 8h. Có chăng chỉ đổi mỗi đối tượng sinh viên, nhưng sinh viên cũng đang học từ 7h30”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội nói.
TIN BÀI KHÁC
Nước mắt mẹ có con trai hại đời em gái ruột
Hà Nội: Một thanh niên nhảy cầu Vĩnh Tuy tự tử
Sỹ Luân từng tự vẫn ở bến Bạch Đằng
Giải mã cây "thần thánh trú ngụ" ở Tây Nguyên
Những triệu phú Việt ở Mỹ nhờ trúng độc đắc
Thời trang công sở, hở đến mức nào?
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, giao thông thành phố hiện đang bế tắc, nhưng sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng tung ra 9-10 giải pháp về vấn đề giao thông, trong đó có vấn đề đổi giờ làm việc thì thành phố đã vào cuộc tích cực hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo kết luận của Thành ủy về phương án đổi giờ thì về cơ bản vẫn như cũ và không có sự thay đổi đáng kể.
Học sinh tiểu học, THCS vẫn 8h đi học, cán bộ công chức vẫn 8h đi làm, có
chăng chỉ đổi mỗi đối tượng sinh viên đại học nhưng sinh viên bây giờ họ cũng
đang học từ 7h30. Các trung tâm thương mại thì vẫn là từ 9h đến đêm. Như vậy,
việc đổi giờ liệu có giải quyết được nạn ùn tắc giao thông?.
Trung tướng Nhanh cho rằng, giải pháp đổi giờ cũng chỉ là một trong những giải
pháp tình thế chứ không thể hy vọng một giải pháp này có thể thay thế các giải
pháp khác được mà vấn đề chủ yếu vẫn là hạ tầng giao thông, phương tiện, ý thức
người tham gia giao thông….
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội. |
“Đổi giờ là biện pháp vô cùng khó vì được nhóm này lại không được nhóm kia. Nếu đẩy công chức đi làm việc vào lúc 9h thì con cái của họ đi học lúc 8h thì làm thế nào, đưa con đi thì đưa vào lúc nào… nên thay đổi nhóm nào, cải tiến nhóm nào là cả một bài toán khó khăn. Vấn này đang được lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo rất tích cực và quyết liệt”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nói.
Theo Giám đốc Công an Hà Nội, đối với vấn đề giao thông của Hà Nội hiện nay có 3 việc và hoàn toàn nằm trong tầm tay chúng ta đó là: Thứ nhất là vấn đề xử phạt vi phạm.
Trung tướng Nhanh cho biết, trước đây mỗi năm các lực lượng chức năng của thành phố mỗi năm chỉ phạt được từ 15-20 tỷ tiền vi phạm trật tự giao thông nhưng mấy năm nay mỗi năm phạt tới 120 tỷ, tăng gấp 10 lần. Việc này làm đã rất kiên quyết nhưng 10 người vi phạm mới chỉ phạt được 2-3 người, do đó không thể hết vi phạm giao thông được. Bao giờ 10 người vi phạm xử phạt cả 10 lúc đó sẽ không còn ai dám vi phạm.
Thứ hai: báo chí nói nhiều đến các điểm đỗ ô tô và xe máy. Ở đây có lỗi chủ quan của các cơ quan chức năng. Thành phố trong những năm vừa qua quá quan tâm đến việc xây nhà để bán nhưng lại không chú ý đến việc đỗ xe…Đáng ra, mỗi quận huyện phải có hàng chục điểm đỗ xe ở trên cao và dưới hầm ngầm.
Cảnh thường thấy trên các tuyến đường Hà Nội. |
Cái chính là quy hoạch hạ tầng giao thông chưa tốt. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là ở các quận huyện. Trong những vụ việc như thế này có lợi ích của các quận, huyện, UBND phường nên mới chềnh ềnh ra các điểm đỗ như vậy.
“Sở Giao thông vận tải cần phải xóa bỏ bớt các điểm bất hợp lý và thu hồi giấy phép kinh doanh không phù hợp. Chính những điểm đỗ như vậy gây ùn tắc giao thông và hư hỏng hạ tầng giao thông của thành phố”, Giám đốc Công an Hà Nội lên tiếng.
Trước đó, sau khi Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ 2 phương án thay đổi giờ làm việc, gần như ngay lập tức Hà Nội đã lên tiếng sẽ tự xây dựng đề án riêng hoàn toàn độc lập với đề án của Bộ Giao thông đề trình Chính phủ. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong đề án Hà Nội vừa chốt và dự tính sẽ trình Chính phủ dường như có sự điều chỉnh rất ít.
Theo đề án vừa được chốt, Hà Nội thống nhất chia làm 3 nhóm đối tượng chính để tiến hành điều chỉnh, thay đổi giờ làm giờ học, gồm học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và học sinh các trường phổ thông trung học (nhóm 1); Các trung tâm thương mại, cơ quan dịch vụ, tài chính ngân hàng (nhóm 2); Các đối tượng công chức, viên chức, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở... (nhóm 3).
Từ sự phân nhóm trên, sau khi cân nhắc lợi, hại giữa các nhóm phải điều chỉnh, Hà Nội đã quyết định điều chỉnh thời gian làm việc, học tập cụ thể đối với từng nhóm như sau: Với nhóm 1, thời gian vào lớp 7 giờ, thời gian tan trường 18 giờ; Nhóm 2, thời gian mở cửa sau 9 giờ, thời gian đóng cửa sau 19 giờ; nhóm 3 thời gian làm việc và học tập giữ nguyên khung giờ như hiện tại, sáng làm việc từ 8 giờ, chiều tan ca 17 giờ.
Như vậy có thể thấy, các đối tượng trong nhóm một được cho là có sự điều chỉnh về giờ theo lập luận của Hà Nội hoàn toàn giữ nguyên, vì từ trước đến nay, sinh viên các trường Đại học, Cao đằng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh PTTH … đều bắt đầu vào học từ 7h. Các nhóm khác cũng có sự điều chỉnh rất ít.
Tác giả bài viết này nghi ngờ rằng, phương án của Hà Nội đang xây dựng, nếu áp dụng cũng sẽ không giảm được ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Hai phương án điều chỉnh giờ của Bộ Giao thông Phương án thứ nhất được đề xuất là: Cán bộ công chức các cơ quan Trung ương thời gian làm việc buổi sáng sẽ bắt đầu từ 9h-12h, chiều từ 13h-18h; CBCC Hà Nội sáng từ 8h30 – 12h, chiều từ 13h-17h30; Học sinh mầm non, tiểu học, THCS học từ 8h sáng đến 17h30 chiều; Học sinh THPT sáng từ 7h – 11h, chiều từ 12h30-16h30; Sinh viên đại học khu vực quận Cầu Giấy và Thanh Xuân học sáng từ 6h-11h, chiều từ 12h-17h; Sinh viện đại học khu vực quận Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng học từ 7h-12h, chiều từ 13h-18h; các Trung tâm thương mại mở cửa từ 9h30 – 23h. Phương án thứ 2, các đối tượng cán bộ công chức các cơ quan Trung ương, Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm kinh doanh thương mại giữ nguyên như phương án 1. Riêng đối tượng sinh viên đại học 4 quận nội thành được điều chỉnh như sau: Quận Cầu Giấy và Thanh Xuân sáng từ 7h-12h, chiều từ 13h-18h; Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng sáng từ 8h-13h, chiều từ 14h -19h. |
(Theo VnMedia)