|
|
Thưa tiến sĩ, cả đời ông làm giáo dục nhưng đến khi về hưu, có thời gian nghiên cứu thêm về xã hội học tập, ông lại nhận ra nhiều sai lầm về quan niệm giáo dục trước đây. Ông có nhận xét gì về kiểu tuyển dụng nói không với bằng tại chức, tư thục hay dân lập?
TS Hồ Thiệu Hùng: Kiểu tuyển dụng này không có gì mới, từ thời vua chúa của ta ngày xưa đã có rồi. Chọn người tài ra làm quan bằng cách cho ngồi làm bài thi, ai đỗ cao thì có chức quan to, ai đỗ thấp thì được chức quan thấp.
Cả xã hội ta hiện nay đang nhìn nhận trí thông minh của con người ở dạng đơn giản nhất. Tôi là người đi dạy học, tôi cũng từng bị sai lầm.
Giáo viên thấy một em học sinh giỏi toán hay giỏi văn thì nói rằng em đó thông minh. Một em giỏi về giao tiếp mà chỉ thi kiểm tra viết thì không thể nào bộc lộ được năng khiếu của mình.
Con người thành công trong đời, nhiều khi cho rằng mình thành công là nhờ trình độ của chính mình. Nhưng không phải. Người Do Thái tổng kết, năng lực chuyên môn chỉ giúp phát huy được năng lực của một con người, tận dụng được một cơ hội. Còn năng lực giao tiếp xã hội thì giúp phát huy được sức mạnh của vô số người, tận dụng được vô số cơ hội. Đó là đúc kết vô cùng hay.
Năng lực này chưa thể hiện qua điểm học ở đại học của sinh viên, nó chỉ hé lộ qua thời gian sinh viên đi làm đồ án tốt nghiệp.
"Tôi có một băn khoăn thế này, không biết ở ngoài Bắc thế nào, còn ở
trong Nam, những sinh viên thực sự giỏi thì không mặn mà lắm với cái ghế
công chức. Đó là một sự thật đáng buồn, đáng tiếc. Sinh viên giỏi vừa
tốt nghiệp đã có doanh nghiệp nhận rồi, mà nhận với ưu đãi rất cao" - TS Hồ Thiệu Hùng. |
Năng lực này quan trọng hơn trí thông minh về toán chẳng hạn. Đặt trường hợp vào vị trí người đi tuyển công chức, họ cần phải làm theo cách dễ dàng nhất và nhanh nhất. Vậy chỉ còn một cách là trình ra một tấm bằng, mà tấm bằng công lập là an toàn nhất vì các loại bằng khác đều dựa trên một điểm số kém ưu thế hơn. Tôi nghĩ, trong thâm tâm họ vẫn biết rằng, cách làm như vậy sẽ sót người tài.
Đó là cách đơn giản nhất, dễ dàng nhất mà thôi, chưa khoa học, chưa tốt. Kiểu xét chọn người tài căn cứ vào kết quả học tập không mấy phù hợp với chọn công chức, may ra có thể thích hợp với mục đích chọn người đi theo con đường khoa học, lấy khoa học làm sự nghiệp đời mình.
Quy tắc 25/75
Có một minh chứng nào trên thực tế cho thấy rằng, những sinh viên có điểm thi đầu vào đại học tốt thì sẽ có kết quả đầu ra tốt, người học giỏi sẽ trở thành người tài không, thưa tiến sĩ?
Cố GS Dương Thiệu Tống từng có một nghiên cứu về mức độ tương quan giữa điểm thi tú tài và điểm trong quá trình học ĐH của sinh viên.
Nghiên cứu cho thấy học sinh thi vào đại học với kết quả không cao nhưng khi vào đại học rồi vẫn có thể ra trường là sinh viên giỏi, ngược lại người vào đại học với điểm chuẩn cao khi học lại không chắc là sinh viên giỏi.
Nghiên cứu bằng công cụ thống kê xác suất trên môn toán cho thấy hệ số tương quan giữa điểm toán thi vào đai học và điểm toán năm cuối đại học chỉ là 0,19, rất thấp. Nghĩa là điểm toán cao ở đầu vào không hề là bảo đảm cho điểm toán cao khi học năm cuối của Đại học (đầu ra).
Chuẩn đầu ra quan trọng hơn chuẩn đầu vào: chuẩn đầu vào chưa thật đáng tin ( bởi chỉ đánh giá năng lực trả bài của học sinh lớp 12 bằng cách thi viết các môn thi quy định phải thi mà thôi); chuẩn đầu ra thì chưa có, có rồi thì cũng khó đem so chuẩn đầu ra trường này với trường kia nên một số nơi chọn phương án đánh giá dễ nhất cho người làm công tác tuyển dụng công chức là xét tấm bằng đại học do ai cấp, xem đó là bằng chứng nhận đáng tin cậy về trình độ.
Như vậy là bất công đối với nhiều sinh viên trường ngoài công lập khi thi vào đại học thì điểm chuẩn chỉ mấp mé điểm sàn nhưng nhờ nỗ lực cao đã thành thực sự giỏi ở bậc đại học. Như vậy cũng có nghĩa là một số người giỏi đã bị mất cơ hội thành công chức, nhà nước để vuột mất một số người tài!
|
|
Có một qui tắc gọi là 25/75 trong học tập. Quy tắc này tổng kết là: kiến thức cần cho một con người để làm việc trong đời nhà trường cung cấp là 25%, còn lại cá nhân tự học, tự trải nghiệm, tự khôn lên. Theo đó thì dù học thật giỏi trường công lập hệ chính quy ra mà thỏa mãn dừng lại không học suốt đời thì sẽ không bằng người khi đi học không được học công lập chính quy nhưng chịu học ngoài đời, học suốt đời.
Thủ tướng Đức tiền nhiệm của bà Merkel – ông Schroder là người tốt nghiệp đại học tại chức. Steve Jobbs, Bill Gates đều là người học dở dang đại học, vậy mà mấy sinh viên xuất sắc có ai bì được?
Họ đều là người không được đào tạo chính quy nhưng là người tự đào tạo là chính, chịu học suốt đời, biết tận dụng thời cơ, dũng cảm đề xuất ý tưởng và tổ chức hiện thực hóa ý tưởng.
Sẽ đến ngày mà trường đại học nào đạt kết quả tốt nhất trong việc giúp cho sinh viên biết cách học và tự học, trường đại học đó sẽ có danh tiếng nhất.
Tuyển công chức bằng cách thử việc
Theo tiến sĩ, các trường ĐH có nên đặt lại chuẩn đầu ra quan trọng hơn chuẩn đầu vào như thế giới vẫn đang làm hay không?
Chuẩn đầu ra quan trọng hơn chuẩn đầu vào bởi vì chuẩn đầu vào chưa thật đáng tin cậy (chỉ đánh giá năng lực trả bài của học sinh lớp 12 bằng cách thi viết các môn thi quy định phải thi mà thôi), không thể hiện cao những năng lực khác.
Giáo dục hiện đại ngày nay khái quát có tới hơn 7 loại trí thông minh. Thi vào đại học chỉ thử thách trí thông minh về toán, logic và ngôn ngữ, nhưng trí thông minh về giao tiếp chẳng hạn không cách nào thể hiện rõ được trong bài viết.
Quan niệm đại học là tinh hoa đã xưa rồi, bây giờ trong xã hội học tập, đại học có thể trở thành đại chúng. Chúng ta bên cạnh những ĐH tinh hoa đào tạo người tài, sẽ tồn tại một loại đại học đào tạo nhân lực lấy từ những người tốt nghiệp trung học. Học ĐH để nâng cao dân trí.
Nếu xét tuyển công chức một cách tốt nhất thì phải làm như thế nào, thưa tiến sĩ?
Nếu tuyển công chức thì nên căn cứ vào một tiêu chí: động cơ muốn thành công chức. Động cơ này phải được kiểm chứng qua một thời gian thử thách, làm công chức tập sự: đạt thì vào ngạch công chức, không thì loại ngay. Công chức chính ngạch mà phát hiện có vấn đề cũng phải đưa ra khỏi bộ máy công quyền.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là chúng ta phải có một cơ chế thông minh cho bộ máy chính quyền. Hiện nay, nếu có một ông sếp giỏi thì cái bộ máy ấy may mắn, nếu gặp phải một ông sếp tồi thì bộ máy ấy rủi ro. Tuy nhiên, cơ chế thông minh của một bộ máy chính quyền không phụ thuộc vào người đứng đầu giỏi hay dốt, mà nó giúp thải loại những người đứng đầu không giỏi.
Muốn có cơ chế thông minh ấy thì phải thông qua giáo dục con người. Đó là nền giáo dục đừng dạy A thì biết A, dạy B thì biết B mà phải dạy công dân có tư duy độc lập. Nếu không có tư duy độc lập thì chỉ chấp nhận cái có sẵn chứ không nghĩ ra điều gì mới hơn, tốt hơn. Gần đây nhất, nhà khoa học người Do Thái, Daniel Shechtman của Israel đã đoạt giải Nobel về Hóa học năm 2011 vì chứng minh được một điều ngược lại với sách vở và niềm tin của các đồng nghiệp. Với với Shechtman, bài học lớn nhất mà ông rút ra từ sự kiện này là “nhà khoa học có tâm luôn khiêm tốn lắng nghe và không bao giờ tin chắc 100% vào những gì anh ta đọc được trong sách giáo khoa”.
-Cảm ơn ông.
- Tú Uyên (thực hiện)
Vì sao tại chức vẫn thăng tiến đều?
"Dốt thì phải tìm mưu”, “không có
quan hệ thì chỉ “ngồi một chỗ”… là những cụm từ nóng mà bạn đọc dùng để
vẽ chân dung tại chức trong các cơ quan hiện nay.
Lại thêm Hải Dương 'nói không' với tại chức
Hải Dương tuyển người tốt nghiệp ĐH chính quy, kể cả là công lập hay dân lập. Nhưng địa phương này không tuyển tại chức. Còn Vĩnh Phúc vẫn tuyển tại chức nhưng cửa ngõ cho đối tượng này phải “lựa” làm sao cho dư luận chấp nhận được.
Để dân lập, tại chức cùng thi thố công khai
Trước làn sóng ủng hộ Nam Định 'nói không' với tại chức, dân lập, một
số người bình tĩnh hơn và có một góc nhìn khác: vai trò quan trọng của
người tuyển dụng công chức, vấn đề của cách thi tuyển công chức hiện nay.
Tuyển tại chức là 'nuôi báo cô viên chức'?
Thông tin ban đầu chưa đầy đủ
về chuyện "nói không" với dân lập, tại chức của Nam Định lập tức thành sức nóng,
khi lọt vào danh sách bài đọc nhiều nhất ở các báo, và cùng với đó thu nhận được
lượng phản hồi lớn.
Dân lập: Kiêu hãnh và định kiến
Trải qua 23 năm chinh chiến để xây dựng mô hình Thăng Long là ĐH dân lập
cam kết phi lợi nhuận, những chia sẻ của GS Sính gợi lên một điều: Từ
khi xuất hiện đến nay, “dân lập” trở thành nhạy cảm, bị đóng đinh
vào định kiến.
Chuyện Nam Định: Tuyển người hay tuyển bằng?
Nam Định nối tiếp Đà Nẵng giáng một “đòn đau” vào các nhà quản lý giáo dục khi chỉ tuyển chọn công chức có bằng ĐH công lập.
|